Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thăm mô hình trồng sâm Lai Châu của Hợp tác xã Bảo tồn và phát triển sâm Lai Châu, ở bản Sín Chải (Giang Ma, Tam Đường, Lai Châu), Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm bày tỏ vui mừng, phấn khởi trước vườn sâm tươi tốt mà đơn vị đã vất vả gây dựng được. Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm đánh giá cao tiềm năng, lợi thế phát triển sâm Lai Châu cũng như giá trị kinh tế cao của loại dược liệu quý hiếm này.
Hợp tác xã Bảo tồn và phát triển sâm Lai Châu, ở bản Sín Chải được thành lập từ năm 2016, với 5 thành viên. Đến nay, hợp tác xã đã phát triển lên 25 thành viên. Diện tích vườn ươm và trồng sâm Lai Châu của Hợp tác xã lên đến hơn 3ha. Hợp tác xã đã cung cấp giống sâm Lai Châu ra thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.
Đến thăm hội quán của CLB "Nông dân khởi nghiệp phát triển sản phẩm chủ lực tỉnh Lai Châu", Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm chia sẻ: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam rất là mừng và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo năng động, sáng tạo của Hội Nông dân tỉnh Lai Châu đối với việc ra mắt CLB "Nông dân khởi nghiệp phát triển sản phẩm chủ lực tỉnh Lai Châu".
Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị đề cập đến nhiều nội dung, trong đó có nội dung tập hợp, đoàn kết nông dân thông qua các mô hình chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp và các mô hình câu lạc bộ. CLB "Nông dân khởi nghiệp phát triển sản phẩm chủ lực tỉnh Lai Châu" được thành lập và đi vào hoạt động theo đúng tinh thần chỉ đạo đó.
Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm cho rằng, mô hình câu lạc bộ chính là phương thức và đúng với chức năng của Hội. Bởi vì, thông qua câu lạc bộ mới tập hợp được nông dân, tạo sân chơi cho những người cùng đam mê, cùng sở thích một lĩnh vực để giao lưu, trao đổi, học tập lẫn nhau cùng phát triển.
"Tôi cho rằng, CLB "Nông dân khởi nghiệp phát triển sản phẩm chủ lực tỉnh Lai Châu" cực kỳ có ý nghĩa chính trị. Nông dân khởi nghiệp thì đúng với tinh thần chỉ đạo của Hội rồi, nhưng lại hay ở chỗ là phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh. Cái tên gọi này vừa mang ý nghĩa chính trị cao vừa mang ý nghĩa về kinh tế, xã hội. Đây là điều đáng mừng" – Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm nhấn mạnh.
Theo Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm, Lai Châu có nhiều tiềm năng, lợi thế về diện tích rộng lớn, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, đất đai đa dạng phong phú, phù hợp cho phát triển nông nghiệp. Với lợi thế về phát triển nông nghiệp như vậy, giúp cho CLB "Nông dân khởi nghiệp phát triển sản phẩm chủ lực tỉnh Lai Châu" có rất nhiều đất để "diễn". Lai Châu cũng là tỉnh có thế mạnh về phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc. Đây chính là cơ hội để CLB "Nông dân khởi nghiệp phát triển sản phẩm chủ lực tỉnh Lai Châu" khai thác hiệu quả các tiềm năng để phát triển.
Để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của CLB, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm, cho rằng, các thành viên trong câu lạc bộ cần thường xuyên duy trì sinh hoạt, trao đổi với nhau; Liên kết hợp tác với nhau, cái nào mạnh thì phát huy, cái nào còn yếu thì góp ý cho nhau để phát triển.
Câu lạc bộ "Nông dân khởi nghiệp phát triển sản phẩm chủ lực tỉnh Lai Châu" gồm có 21 thành viên. Câu lạc bộ xây dựng hội quán làm nơi giao lưu và trao đổi kinh nghiệm kinh doanh và tìm kiếm đối tác, khách hàng mới. Hội quán trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm chủ lực của tỉnh Lai Châu như: Đông trùng hạ thảo, mật ong, hạt mắc ca…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.