Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sáng 25/10, trong cuộc họp giao ban báo chí tháng 10/2019, ông Nguyễn Văn Châu – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, tính đến thời điểm này, bệnh dịch tả lợn Châu phi đã xảy ra tại 1.907 hộ dân trên địa bàn 10 huyện/thành phố của tỉnh, đã có hơn 58.000 con lợn mắc dịch, địa phương đã tiêu hủy 58.124 con.
“Tính đến ngày 24/10, toàn tỉnh Lâm Đồng đã có 33 xã, phường, thị trấn, huyện Di Linh và TP. Đà Lạt đã qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, trên địa bàn tiếp tục phát sinh thêm những hộ mới, thôn mới và xã mới có lợn mắc bệnh, nguy cơ bệnh tiếp tục lây lan trong thời gian tới vẫn rất cao”.
Bộ Tài chính đã quyết định phân bổ 40 tỷ đồng cho tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ cho người dân có lợn mắc dịch.
Ông Châu cũng cho biết, Sở NNPTNT, Sở Tài chính cũng đã tham mưu UBND tỉnh đề xuất hỗ trợ từ Trung ương, Bộ Tài chính đã có quyết định phân bổ cho tỉnh Lâm Đồng bước đầu 40 tỷ đồng. Số tiền này được dùng hỗ trợ cho các hộ dân có lợn mắc dịch từ ngày 19/8 trở về ngày phát sinh trên địa bàn tỉnh (ngày 25/6). Ngoài ra, trong thời gian có dịch các huyện cũng đã chủ động dùng kinh phí của địa phương để hỗ trợ cho người dân, điển hình là huyện Đức Trọng với khoảng 3 tỷ đồng.
Hiện, địa phương khuyến cáo người dân hạn chế tái đàn.
Hiện tại, tỉnh Lâm Đồng đã có 33 xã, phường thị trấn, huyện Di Linh và TP. Đà Lạt đã 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh, tuy nhiên, địa phương cũng khuyến cáo người dân hết sức thận trọng, đặc biệt khu vực có mật độ cao không nên tái đàn.
“Nếu qua 30 ngày, các hộ dân chỉ nên tái đàn khoảng 10%, sau đó nuôi 30 ngày nữa, nếu thấy ổn định, an toàn thì mới nên tăng thêm một phần nữa. Các hộ dân không nên tăng đàn nhỏ lẻ mà chỉ nên tăng đàn trong các trang trại lớn, chăn nuôi an toàn sinh học để đảm bảo lượng thịt cung cấp tại địa phương” - ông Châu cho biết.
Tỉnh Lâm Đồng hiện tại còn hai huyện chưa phát hiện dịch tả lợn Châu Phi là Đơn Dương và Lạc Dương.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.