Cách đây chừng hai năm thôi, cung đường này họa hoằn lắm mới thấy một vài hàng dâu khuất lấp dưới tán rừng chè, cà phê.
|
Anh Dương Văn Tọa, người đã trồng dâu nuôi tằm trên 20 năm ở đất dâu Đạm B'Ri, Bảo Lộc. |
Anh Dương Văn Tọa, chủ hộ nông dân ở thôn 10, xã Đạm B'ri, Bảo Lộc kể: "Gia đình tôi trồng dâu nuôi tằm từ năm 1988 đến nay. Những năm kén tằm xuống giá, gia đình đã cố gắng giữ lại năm, bảy trăm mét vuông đất để duy trì nghề dâu.
Hơn hai năm qua, xã Đạm B'ri đã phát triển 200ha dâu kinh doanh, đạt năng suất từ 17 - 20 tấn/ha/năm. Riêng 6 tháng đầu năm 2010, trồng mới hơn 5ha, dự kiến 6 tháng cuối năm 2010 đã và đang tiếp tục trồng mới khoảng 12ha.
Hơn hai chục năm nay gia đình tôi sống ổn định với 1ha cà phê và 0,5ha chè, còn diện tích cây dâu thì bấp bênh theo thị trường. Hơn một năm trở lại đây, giá kén mới bắt đầu tăng lên, diện tích trồng dâu của tôi theo đó tăng lên”.
Bên cạnh việc trồng xen giữa những luống cà phê, anh Tọa đã khôi phục và mở rộng hơn 3 sào đất trồng dâu. Đến nay trung bình sau mỗi tháng, gia đình anh Tọa hái dâu nuôi tằm thu được trung bình 1 tạ kén, bán được trên dưới 10 triệu đồng.
Ông Đào Xuân Uy - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạm B'ri cho rằng, vùng đất Đạm B'ri trước đây là một vùng nguyên liệu dâu tập trung của "thủ phủ" dâu tằm tơ Bảo Lộc với trên dưới 2.000ha. Nhưng rồi sự xuống dốc kéo dài của ngành dâu tằm tơ đã làm diện tích trồng dâu của Đạm B'ri chỉ còn chưa tới 100ha. Mãi tới năm 2008, thị trường kén tằm trong nước mới có dấu hiệu hồi phục trở lại, giá kén được thương lái mua từ gấp hai lần trở lên so với trước, nông dân Đạm B'ri mới chính thức thâm canh dâu trở lại.
Ngành nông nghiệp Bảo Lộc cũng nhanh chóng hỗ trợ bà con các giống dâu mới cho năng suất, chất lượng cao hơn. Đồng thời các nguồn vốn vay ưu đãi cũng đã kịp thời về với người trồng dâu. Cán bộ khuyến nông đã xuống tận nơi trợ giúp, hướng dẫn bà con từ cải tạo đất, bón phân đến việc trồng, tạo ra cành lá mới…
Đến thời điểm cuối tháng 8 - 2010, giá mỗi kg kén của thương lái về tận nhà thu mua từ 90.000 - 100.000 đồng. Theo giá này, trừ hết mọi chi phí vốn và công, nông dân xã Đam B'ri đạt lợi nhuận trên 1ha trồng dâu nuôi tằm, mỗi năm trên dưới 100 triệu đồng. Với giá kén giữ được như mức hiện nay, việc làm giàu từ trồng dâu nuôi tằm của nông dân Đạm B'Ri sẽ không còn xa.
Văn Việt
Vui lòng nhập nội dung bình luận.