|
Ruộng mạ cần được che chắn kỹ để tránh rét và chuột phá hoại. |
Làm mạ non còn tiết kiệm được diện tích gieo mạ giảm chi phí. Cách làm mạ non như sau:
Ngâm ủ hạt giống:
Nếu thời tiết giá lạnh, nhiệt độ thấp phải thực hiện ngâm ủ. Trước khi ngâm ủ phải xử lý hạt giống bằng các loại thuốc trừ nấm bệnh dùng trộn, ngâm với hạt giống. Có thể dùng thuốc Cruiser plus 312.5 FS để xử lý mầm giúp hiệu ứng cây khoẻ.
Với các giống lúa thường mới thu hoạch thời gian ngâm khoảng 48-60 giờ; giống vụ trước ngâm 36-48 giờ. Cứ 10-12 giờ thay nước rửa chua/lần. Với các giống lúa lai, thời gian ngâm khoảng 16-24 giờ. Cứ 6-8 giờ thay, nước rửa chua/lần. Đủ thời gian quy định, đem đãi sạch để ráo nước và ủ.
Ủ thúc mầm:
Sau khi hạt đã hút đủ nước, đem ủ, để hạt nảy mầm. Trong quá trình ủ nên định kỳ vảy nước và trộn đảo hạt để hạt nẩy mầm đều. Khi hạt đã nhú mầm, nên xen kẽ "ngày ngâm, đêm ủ" để phát triển cân đối mầm và rễ. Khi mầm dài bằng 1/2 hạt, rễ dài bằng chiều dài hạt là đem gieo.
Làm mạ:
Làm mạ trên ruộng gieo 0,8-1kg thóc giống cấy cho 1 sào. Chuẩn bị 4-5m2 đất gieo, đất phải nhuyễn bùn, sạch cỏ, luống rộng 1 - 1,2m, rãnh rộng 20 - 30cm, sâu 10 - 25cm, mặt luống phẳng không đọng nước, bón lót cho 100m2 từ 4 - 5kg supe lân khi làm đất mạ (không nên bón đạm cho mạ).
Có thể làm mạ trên nền đất cứng: Lấy bùn trên ruộng lúa, rải đều trên nền đất cứng hoặc sân gạch dày từ 3 -3,5cm, luống rộng 1 -1,2m. Lưu ý khi gieo mạ phải đều tay, hạt giống phải chìm để chống chim, chuột ăn, chống nắng và chống rét.
Mật độ gieo:
Mạ trên ruộng gieo 200-300g/m2; mạ trên sân 300-400g/m2. Tuổi mạ cấy: Vụ xuân 12-16 ngày; vụ mùa 8-12 ngày.
Tuy không cần nhiều đạm như đối với làm mạ dược, nhưng khi mạ đạt 2,5 - 3 lá cần hòa đạm tưới, để khi đưa ra ruộng lúa đẻ tốt hơn; tốt nhất phun chất kích thích cho mạ trước khi chuyển cấy ra ruộng từ 2-3 ngày. Cấy mạ non tốt nhất nên cấy khi mạ có khoảng 2,5-3 lá (không cấy mạ đã có 4 lá trở lên).
B.T
Vui lòng nhập nội dung bình luận.