“Làm y tế bản khó lắm!”

Kiều Thiện Thứ hai, ngày 28/09/2015 17:52 PM (GMT+7)
Đấy là lời tâm sự rất thật của anh Lò Văn Phỏng, cán bộ y tế bản Lọng Mòn, xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La về chức danh “y tế bản” mà lâu nay anh vẫn đảm nhiệm.
Bình luận 0

Phụ cấp nghèo nàn

Tuy Sơn La là một trong những tỉnh luôn đi đầu trong việc điều chỉnh mức chi trả phụ cấp cho các cán bộ cấp thôn, bản, tiểu khu nói chung và y tế nói riêng. Nhưng do hoàn cảnh một tỉnh khó khăn, sau nhiều lần điều chỉnh, mức phụ cấp y tế bản mà anh Phỏng được nhận cũng chỉ “vươn lên đến 520.000 đồng/tháng. Nhưng anh phải “ôm” tất cả cái bệnh tật, sinh đẻ của từng người dân trong bản.

Lọng Mòn là bản của đồng bào dân tộc Khơ Mú, cuộc sống vốn rất khó khăn; đói nghèo, thất học là chuyện “phổ cập” trong cả bản hơn 10 năm trước. Đói nghèo và lạc hậu tất sinh ra lắm bệnh tật và đẻ nhiều, đẻ vô tội vạ.

img

Anh Lò Văn Chơ đang tuyên truyền cho bà con cách thức phòng tránh bệnh tật. 

Một gia đình có 6-7 người con cũng là chuyện bình thường ở bản. Anh Phỏng bảo: ”Chuyện sinh đẻ trước đây thì nhiều cái buồn lắm. Có những cặp vợ, chồng đẻ tới 9-10 lần nhưng số con sống sót thì không như ý muốn. Đấy là chưa nói đến chuyện nó có khỏe mạnh, có được ăn học đầy đủ hay không. Mà chẳng riêng gì ở cái bản này, những bản lân cận quanh đây của người Thái, Mông, Xinh Mun… cũng vậy. Vì thế, làm cán bộ y tế bản ở vùng cao càng thêm vất vả. Người ta ốm là gọi, đi đêm đi hôm, bất kể mưa bão, giá rét hay lễ, tết. Dân thì thấy cán bộ y tế bản là người của bản mình, xã mình, lại biết tiếng của mình, hiểu hoàn cảnh của mình nên càng thuận lợi trao đổi, tin tưởng hơn. Vì thế, nếu có ốm đau gì, người ta hay gọi y tế bản trước hết…”  

Trách nhiệm lớn lao

Cái chuyện “hàng ngày cả chục người gọi điện, tìm gặp” để nghe tư vấn hoặc mời thăm khám, chữa bệnh với anh Phỏng đã thành chuyện thường ngày. Nhưng khó khăn hơn là việc anh phải đấu tranh với những hủ tục của bà con. Chẳng hạn như có người chỉ muốn vợ sinh con ở nhà, chữa bệnh ở nhà; họ muốn cúng ma thay vì đến với thầy thuốc, với trạm xá….

Những lúc như thế anh Phỏng không chỉ làm thầy thuốc mà còn phải làm cán bộ dân vận. Phải giải thích đủ điều, nói chuyện xưa, nói chuyện ngày nay, lấy những ví dụ ở tận Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… “Tức là muốn làm cán bộ y tế bản thì không chỉ giỏi nghề thuốc mà còn phải giỏi cả lý luận nữa. Thậm chí người dân có khi thấy con lợn, con trâu ốm cũng hỏi mình như hỏi cán bộ thú y. Nếu mình bảo là không biết thì dân sẽ mất lòng tin, sẽ nghĩ là cán bộ không giỏi, sẽ không nghe theo nữa. Vì thế, làm y tế bản phải học hỏi rất nhiều…” – anh Phỏng tâm sự.

Già bản Lò Văn Chơ, gần 90 tuổi, nguyên là bí thư chi bộ bản Lọng Mòn, bảo: “Cán bộ Phỏng nó tốt lắm, giỏi lắm. Tuy văn hóa chỉ học hết lớp 5 nhưng nó kiên trì nghe đài, đọc báo, học hỏi thêm nên làm việc rất hiệu quả. Từ ngày có nó làm cán bộ y tế, dân bản ở đây khá lên nhiều. Chẳng ai còn sinh nhiều con, tất cả đều thực hiện ăn sạch, ở sạch, uống nước đun sôi, ngủ mắc màn… Nhà ai thực hiện chưa tốt, nó đi kiểm tra mà thấy là bắt sửa ngay, lại báo với chi bộ, trưởng bản để cùng nhắc nhở nên ai cũng nể và làm theo”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem