Làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn sống nhờ… du lịch

Kim Hân Thứ hai, ngày 24/07/2023 16:44 PM (GMT+7)
Thời hoàng kim, mỗi năm làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TP.HCM) xuất khẩu hơn 100.000 sản phẩm. Giờ đây, sau thời gian loay hoay do đầu ra bị thu hẹp, làng nghề truyền thống này khấp khởi sống nhờ… du lịch.
Bình luận 0

Bà Huỳnh Thị Tám, thợ đan giỏ trạc có tuổi nghề trên 45 năm cho biết, nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn đã có từ rất lâu. Nghề này được ông, bà truyền lại. Nhưng hiện, làng truyền thống này đang dần bị thu hẹp dần và đang sống nhờ… du lịch.

Làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn sống nhờ… du lịch  - Ảnh 1.

Giờ đây, làng nghề đan giở trạc Xuân Thới Sơn (xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TP.HCM) chỉ còn người già và phụ nữ còn bám nghề. Ảnh: K.H

Làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn khó đầu ra

Nghề đan giỏ trạc tại xã Xuân Thới Sơn, vốn là một ngành nghề cha truyền con nối được hình thành khoảng 100 năm nay giờ đang đứng trước nguy cơ xóa sổ.

Vào thời hoàng kim, mỗi năm làng nghề đan giỏ trạc xuất khẩu hơn 100.000 sản phẩm giỏ trạc ra nước ngoài. Thế nhưng, giờ những người thợ đan giỏ trạc phải chạy chợ để bán từng sản phẩm.

Hiện nay, xã Xuân Thới Sơn chỉ còn khoảng 200 hộ còn theo nghề đan giở trạc. Mỗi hộ chỉ có 1-2 người tận dụng thời gian nhàn rỗi đan giỏ để kiếm thêm thu nhập. Những hộ chuyên làm nghề đan giở trạc rất ít.

Nguyên liệu chủ yếu của nghề đan giỏ trạc là cây trúc, nứa và mun để làm vành. Các nguyên liệu được mua xã Phước Hiệp, Phước Mỹ (huyện Củ Chi) và từ tỉnh Lâm Đồng.

Theo bà Tám, một chiếc giỏ trạc hình thành phải qua 7 công đoạn, như: Cưa - Chẻ nang – lách nang – gày – xoay khoanh lên – đương nang hông  – vô vành – xỏ miệng là hoàn thiện.  Trong đó, công đoạn chẻ nang là khó nhất.

Dù quá trình làm ra thành phẩm chiếc giỏ khá kì công, nhưng giá thành của sản phẩm rất thấp. Bà Đỗ Thị Lan, 60 tuổi cho biết, giá mỗi chiếc giỏ tùy từng loại, nhỏ nhất là 10.000 đồng/cái, và lớn nhất là 100.000 đồng/cái. Nhưng số lượng giỏ lớn làm không nhiều, chỉ khi có người đặt mới làm.

Bà Lan cho biết thêm, bình quân mỗi tuần hay 10 ngày bà giao 1.000 cái giỏ đựng cá hấp cho thương lái chợ đầu mối Bình Điền.

Làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn sống nhờ du lịch

Nghề đan giỏ trạc đã góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động phụ lão nông nhàn, đặc biệt là những người yêu nghề.

Đến nay, dù đầu ra khó khăn, nguồn nguyên liệu tăng giá, người dân làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn vẫn tiếp tục gìn giữ nghề truyền thống.

Và dù nghề đan giỏ trạc không còn nhộn nhịp như xưa, nhưng đối với người dân ở Xuân Thới Sơn, trong mỗi sản phẩm thủ công luôn chứa đựng giá trị truyền thống đáng lưu giữ.

Làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn sống nhờ… du lịch  - Ảnh 3.

Làng nghề đan giở trạc Xuân Thới Sơn (xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TP.HCM) đang có tồn tại thông qua con đường du lịch. Ảnh: K.H

Ông Phùng Văn Ngọc, một người con của làng nghề đan giỏ trạc chia sẻ, bà con xã Xuân Thới Sơn vẫn tiếp tục gìn giữ nghề đan giở trạc truyền thống.

"Rất mừng là đang khi đầu ra sản phẩm của làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn ngày càng khó khăn, thì thông qua con đường du lịch, những sản phẩm của làng nghề đã có đầu ra tốt hơn. Làng nghề đan giỏ trạc truyền thống là một tài nguyên văn hóa để phát triển du lịch", ông Ngọc thổ lộ.

Xác định rõ vai trò, giá trị của làng  nghề, UBND TP đã ban hành Quyết định số 3891/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tại TP giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020, trong đó giao UBND huyện Hóc Môn xây dựng và triển khai dự án bảo tồn và phát triển làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem