Làng nghề
-
Những chú chim quý hiếm có thể đạt giá trăm triệu, thậm chí bạc tỉ. Và người chơi chim cũng đồng thời phải chú trọng vào lồng chim cho đồng giá trị. Và có khá nhiều câu chuyện xung quanh những người yêu lồng chim, làm lồng chim mà không phải ai cũng biết.
-
Gọi Châu Đốc là "vương quốc mắm" không phải chỉ bởi làng nghề đã được hình thành từ khá lâu đời, mà nơi đây còn là địa điểm sản xuất các loại mắm cá hàng đầu ở miền Nam với số lượng thành phẩm hàng trăm ngàn tấn mỗi năm xuất bán ra thị trường.
-
Nhờ công việc nhặt lá tre nên đã đổi đời là một chuyện lạ, bởi thời nay người ta vẫn chỉ nghĩ là tre là thứ bỏ đi, rơi vương vãi ở khắp các làng quê. Nhưng thực tế, chuyện lạ đời này lại là một nghề "hái ra tiền" và giúp nhiều người dân ở xã An Phú – Huyện Mỹ Đức – Hà Nội giàu lên trông thấy.
-
Độ chục năm trước, khi đường ra xã biển Hải Ninh, huyện Quảng Ninh đang mênh mông trong cát trắng chênh chao, tôi đã biết đến vị ngọt lắng sâu, đằm thắm, dung dị của những lát khoai khô trong trẻo được chắt lọc từ trong cát bỏng.
-
Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) là một làng nghề với hơn 90% dân số sống bằng nghề dệt. Đến với vùng đất thổ cẩm người Chăm ở Ninh Thuận, bạn sẽ bị cuốn hút bởi sức hấp dẫn của nơi đây.
-
Xứ Nẫu Bình Định vốn có nhiều của lạ, món ngon kết tinh từ nắng mưa tảo tần của đất và người. Đặc sản phong phú từ rừng đến biển nhưng làm sao để “ăn xong rồi mua về” với niềm tin tuyệt đối? Chỉ trong 3 năm, một đôi vợ chồng ở Quy Nhơn đã “vắt óc” tìm câu trả lời này.
-
Làng chài An Lương (xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được bao bọc bởi biển cả. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu có về tài nguyên biển, nguồn nhân lực dồi dào, nên mấy năm trở lại đây, nghề kinh doanh cá hấp, cá khô phát triển mạnh. Và một số hộ dân đã “đổi đời” nhờ nghề này.
-
Gặp Phan Lily trên đường cô ra sân bay cho kịp chuyến về Singapore, những phụ kiện cô mang khiến nhiều người chú ý. Không valy, không balô..., hành trang của Lily là chiếc túi đeo nhỏ, làm bằng vải bố và một túi vải in hình hoa sen đỏ, để vừa vặn chiếc laptop.
-
Phần lớn thợ thêu hiện nay ở TP.Huế và hàng ngàn thợ thêu ở các tỉnh thành khác từng được “thọ giáo” Nghệ nhân Lê Văn Kinh- Chủ xưởng tranh thêu Đức Thành (82 Phan Đăng Lưu, Huế). Cho tới nay, cụ vẫn nhiệt tình chỉ bảo, dạy nghề cho các học viên có nhu cầu.
-
Không biết nghề làm chổi có từ khi nào, chỉ nghe những cụ già trong làng bảo rằng nghề này đã có lâu lắm rồi. Từ khi còn chiến tranh loạn lạc, mặc cho những cuộc càn quét, truy kích của quân địch, ban ngày dân làng Chiêm Sơn lo việc đồng áng, đêm về chong đèn ngồi xúm xít ở đầu làng để bó chổi, rồi gánh ra bán ở Hội An để vượt qua đoạn ngày khốn khó.