Theo Điều 74 trong Luật Bảo hiểm Xã hội 2014, quy định về mức lương hưu hằng tháng (theo cách tính áp dụng từ ngày 1.1.2018 trở đi) được chỉ rõ như sau:
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm, năm 2019 là 16 năm, năm 2020 là 17 năm, năm 2021 là 18 năm, từ năm 2022 trở đi là 19 năm, năm 2023 là 20 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định trên được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, từ năm 2022 trở đi, lao động nam đủ điều kiện về hưu đóng tối thiểu 20 năm bảo hiểm xã hội là có thể hưởng lưu hưu, còn lao động nữ đủ điều kiện về hưu chỉ cần đóng tối thiểu 15 năm bảo hiểm xã hội là có thể nhận mức lương hưu 45%.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu và đủ 20 năm đóng BHXH sẽ không được nhận BHXH một lần. Thay vào đó, người lao động sẽ được hưởng lương hưu theo quy định. Ngược lại nếu lao động đủ số năm đóng BHXH để nhận lương hưu nhưng chưa đủ tuổi về hưu lao động có thể chờ tới đủ tuổi để nhận lương hưu.
Theo quy định trên, cách tính số năm đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu được hưởng lương tối đa như sau:
Số năm đóng BHXH để hưởng lương tối đa = Số năm đóng BHXH để hưởng lương 45% (xét theo năm về hưu) 15 năm.
Như vậy, từ năm 2022, lao động nam đóng đủ 35 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 75% tiền lương tháng đóng BHXH, đây là tỷ lệ tối đa. Lao động nữ đóng đủ 30 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu sẽ nhận được lương hưu tối đa.
Quang Minh (Báo Lao Động)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.