Theo truyền thuyết vào thời Vua Hùng, để rèn luyện thể lực của quân sĩ, các vị lạc hầu, lạc tướng trong quá trình luyện quân hoặc sau mỗi lần thắng trận khao quân đã tổ chức những cuộc đi săn lợn rừng. Truyền thống thượng võ đó đã hình thành nên lễ hội vô cùng độc đáo của một vùng đất Phong Châu có bề dày hàng ngàn năm lịch sử.
Đến giờ lành, 14 giờ ngày mùng 5 tháng Giêng, ông Cầu được đóng cũi, trai đinh trong họ rước từ nhà ra bãi.
Hội "Bắt lợn ông Cầu" được tái hiện theo hèm tục thờ thành hoàng của Hà Thạch. Những ai bắt được lợn thì gia đình sẽ gặp may mắn, sung túc cả năm.
Mỗi năm, làng chọn ra 2 chủ hộ nuôi lợn- có các tiêu chí làm ăn phát đạt, đủ con trai và con gái, không có điều tiếng hay chuyện buồn trong năm. Đến ngày 23 tháng Chạp, lợn bắt đầu được gọi là ông Cầu, được ăn chay và tắm rửa sạch sẽ.
Đám rước ông Cầu tưng bừng qua các ngõ xóm trong thôn trong tiếng tung hô của dân làng.
Bậc lão niên làng Hà Thạch gióng trống khai hội.
Sau 3 hồi trống, cửa cũi được mở, ông Cầu xổng ra, trai làng cứ thế hò reo đuổi bắt.
Với sức chạy của chú lợn nặng hơn 60kg, việc bắt và giữ được ông Cầu không dễ đối với đám thanh niên trong làng.
Ông Cầu lại được đóng trong cũi và rước ra đình. Đám rước đi trên triền đê yên ả của vùng quê có hàng nghìn năm lịch sử.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.