Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 16/3, tại xã Bàu Cạn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), PepsiCo, Syngenta phối hợp với Yara, USAIDS và Resonance tổ chức Hội nghị Hợp tác liên kết sản xuất và Tiêu thụ khoai tây bền vững năm 2023.
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT), khoai tây là cây trồng quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Trước đây, khoai tây có diện tích trồng lớn, có lúc lên hơn 100.000 ha nhưng hiện nay còn khoảng 1/5 diện tích trong khi nhu cầu tiêu thụ là rất lớn.
Hiện nay, khoai tây ở Việt Nam chủ yếu phục vụ ăn tươi. Ước tính, nhu cầu cho các nhà máy chế biến hiện khoảng 180.000 tấn khoai nguyên liệu/năm nhưng sản lượng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30 - 40%, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài.
"Nguyên nhân chính là việc quản lý sâu bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng khoai tây thương phẩm luôn là bài toán khó khiến người nông dân chưa mặn mà với cây trồng này. Từ đó, kéo theo diện tích trồng khoai tây ở Việt Nam sụt giảm trong thời gian qua", ông Tuấn nói.
Trước tình hình đó, từ năm 2019, Syngenta, PepsiCo, đồng trưởng Nhóm công tác Rau quả thuộc Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) phối hợp với Yara, Minosatek/Khang Thịnh cùng một số tổ chức phi chính phủ như USAIDS, Resonance triển khai mô hình hợp tác chiến lược trong sản xuất khoai tây bền vững tại Việt Nam.
Thông qua dự án, nông dân sẽ được hỗ trợ về giống; kỹ thuật thuật canh tác, bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, an toàn và tiết kiệm; được hỗ trợ công nghệ tưới tiết kiệm nước (phun sương, nhỏ giọt); áp dụng cơ giới hóa và được đảm bảo đầu ra.
Mô hình này bước đầu đã hình thành sự liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khoai tây trên địa bàn các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai…
Sau gần 4 năm xây dựng và phát triển, sản lượng cũng như thu nhập của người dân tham gia dự án đã có sự cải thiện rõ rệt. Nếu như niên vụ 2018 – 2019, diện tích khoai tây chỉ đạt 400 ha với gần 600 nông dân tham gia thì đến giai đoạn 2021 - 2022, diện tích canh tác khoai tây đã tăng gấp 3 lần với hơn 1.200 ha. Năng suất khoai tây trung bình có thể đạt trung bình 30-35 tấn/ha, thậm chí có thể lên đến 50 tấn/ha.
Ông Hoàng Văn Họp (trú tại xã An Phú, TP.Pleiku) cho biết, vào tháng 8/2022, gia đình ông bắt đầu liên kết với Syngenta và PepsiCo trồng khoai tây trên diện tích 2 ha. Trong quá trình thực hiện, hai công ty hỗ trợ gia đình ông về giống, máy móc trong các khâu từ làm đất, xuống giống, kỹ thuật chăm sóc cho đến khi thu hoạch và ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản lượng.
"Nhờ áp dụng các quy trình kỹ thuật theo sự hướng dẫn của công ty, tôi thấy sâu bệnh được kiểm soát tốt, năng suất khoai tây tăng cao và hiệu quả kinh tế cao hơn. Như vụ gần nhất, khoai tây đạt năng suất 30-35 tấn/ha. Với giá mà công ty thu mua khoảng 8-10 ngàn đồng/kg sau khi trừ đi các chi phí, gia đình tôi thu lãi khoảng gần 100 triệu đồng. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rông diện tích trồng khoai tây liên kết với hai công ty này", ông Họp nói.
Ông Nguyễn Kim Hành, Giám đốc Nông học PepsiCo Việt Nam cho biết, trước đây công ty phải nhập khẩu nhiều khoai tây từ Đức và Mỹ để phục vụ chế biến và tiêu thụ Snack trong nước. Thế nhưng, nhờ mô hình sản xuất, tiêu thụ khoai tây bền vững thì tỉ lệ sử dụng khoai tây nội địa của PepsiCo đã tăng lên đáng kể trong năm 2022 và hướng tới nội địa hóa đạt 100% trong năm 2025.
"Trong năm 2022, công ty cũng đã xuất khẩu thành công lô khoai tây đầu tiên sang thị trường Thái Lan và được đối tác đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. Sự khởi đầu này là cơ sở để chúng tôi đặt mục tiêu xa hơn trong việc xây dựng Việt Nam trở thành nước xuất khẩu khoai tây chính cho các nước Đông Nam Á thông qua việc mở rộng diện tích với sự tham gia nhiều hơn của người dân và các đối tác tại Việt Nam", ông Hành chia sẻ.
Ông Phạm Huy Thắng – Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Nông dược Syngenta Việt Nam cho hay, trong mô hình này, Syngenta đồng hành cùng PepsiCo hỗ trợ đào tạo nông dân dân trồng khoai tây về kỹ thuật trồng khoai tây và quản lý sâu bênh hại bằng cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm.
"Bằng việc áp dụng công nghệ, giải pháp bảo vệ thực vật tiên tiến đã được Syngenta nghiên cứu thử nghiệm thành công đã giúp cho người nông dân quản lý sâu bệnh hạt tốt hơn, gia tăng năng suất, chất lượng củ khoai tây đáp ứng yêu cầu của PepsiCocó mức thu nhập tốt và ổn định, yên tâm gắn bó hơn với loại cây trồng này", ông Thắng nhấn mạnh.
Trong giai đoạn 2022 - 2025, Syngenta và PepsiCo sẽ mở rộng dự án phát triển nông trại khoai tây kiểu mẫu tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk và Gia Lai. Dự án đặt mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất đạt trên 2.000 ha với hơn 1.000 nông dân tham gia dự án và hướng đến giúp người nông dân tăng năng suất và chất lượng khoai tây, đem về lợi nhuận thực tế sau công tác và thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường trong nông nghiệp.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.