Loài động vật sách Đỏ tên cá cúi thực ra là con gì, ở Việt Nam, con động vật hoang dã này sống ở đâu?

vibienxanh.vn Thứ tư, ngày 30/10/2024 18:41 PM (GMT+7)
Bò biển, nghe thật lạ phải không? Bò biển hay dugong, còn được gọi là cá cúi hay cá nàng tiên, là một động vật biển kích cỡ trung bình. Tuy ngư dân Việt thường gọi chúng là “cá” những thực ra đây là loại động vật có vú sống ở biển.
Bình luận 0

Một điều thú vị về loài bò biển hay còn gọi là con cá cúi nữa đó là tương truyền, các thủy thủ phương Tây khi thấy bò biển dưới nước, họ tưởng rằng chúng là người nên mới sinh ra những truyền thuyết về “nàng tiên cá” hay “mỹ nhân ngư” thuở xưa.

img

1. Cùng hiểu về bò biển

Bò biển trông như thế nào nhỉ?

Bò biển là loài động vật có vú sống dưới biển, da màu xám, có mối liên hệ khá gần gũi với loài voi. Không như các loài động vật trên cạn như bò hay thỏ, bò biển không có nhiều lông. 

Da của bò biển nhẵn, chỉ có vài sợi lông rải rác trên mặt da. Đầu chúng tròn, hai mắt nhỏ và mõm lớn. Các chi của chúng giống như mái chèo và không có móng.

Một con bò biển trưởng thành dài khoảng 2,7m - 4m và nặng khoảng từ 250 đến 300kg. Bò biển con mới đẻ đã dài khoảng 1m và nặng 20-35kg.

img

Một chú bò biển bơi trong đại dương. Ảnh: IUCN[1]

Bò biển bơi bằng cách chuyển động chiếc đuôi rộng của mình theo chiều lên xuống. Nó thay đổi hướng bơi bằng hai chi trước. 

Chúng bơi chậm, tốc độ khoảng 10km/giờ - ngang với vận tốc của một chiếc xe đạp. Tuy bơi chậm, song bò biển có thể di chuyển đến những khoảng cách rất xa – có thể lên đến 600 km chỉ trong một vài ngày. 

Nhiều bằng chứng về bò biển sống ở các vùng ranh giới nước ta, gần Kiên Giang (phía Nam) và Quảng Ninh (phía Bắc), cho thấy bò biển có khả năng di cư xuyên biên giới.[2]

Bò biển giao tiếp với nhau bằng những tiếng kêu khe khẽ, âm thanh có âm vực cao hay những âm thanh giống như tiếng chó sủa.

Bò biển ăn gì?

Bò biển là loài ăn thực vật. Thức ăn ưa thích của bò biển là cỏ biển. Hằng ngày chúng phải ăn một lượng cỏ biển rất lớn (khoảng 28-40 kg cỏ biển) mới có đủ năng lượng. 

Bộ xương nặng giúp bò biển chìm dưới nước khi tìm và ăn cỏ biển. Khi ăn, bò biển chúc mõm xuống dưới theo hướng của thức ăn. Chúng sử dụng hai hàm răng bằng để nhổ và nhai cỏ biển.

img

Bò biển sinh trưởng như thế nào?

Bò biển mang thai từ 13-15 tháng. Bò biển con được sinh ra dưới nước và bơi lên trên mặt nước để hít thở không khí lần đầu tiên. 

Bò biển con bú sữa mẹ và sẽ luôn theo mẹ cho đến khi nó được 1 hoặc 2 tuổi. Sau khi sinh, bò biển con cũng mau chóng ăn được cỏ biển. Tuổi trưởng thành của chúng là từ 6-17 tuổi. Mỗi lứa bò biển cách nhau khoảng 3-7 năm.

Bò biển là loài có tuổi đời cao. Trong điều kiện môi trường thuật lợi, chúng có thể sống đến 70 năm hoặc lâu hơn thế.

Bò biển sống ở đâu?

Bò biển là loài sống đơn lẻ, tuy nhiên đôi khi chúng cũng sống tập trung theo đàn.

Bò biển thích sống tại vùng vịnh nông và rộng, vùng nước ấm, những kênh rạch có rừng ngập mặn bao phủ, những nơi được che kín tại các đảo lớn gần bờ. Đây cũng chính là những nơi thường có thảm cỏ biển rộng lớn.

img

Bò biển được tìm thấy ở các vùng biển trên 37 nước và lãnh thổ dọc từ Tây Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương.[3]

2. Bò biển bị sao thế?

Số lượng bò biển đang bị suy giảm đáng kể ngay cả tại những nơi đã từng tập trung nhiều. Bò biển đã biến mất tại những nơi như Đài Loan, đảo Malpes... 

Bò biển nằm trong sách Đỏ quốc tế, ở nhóm có nguy cơ tuyệt chủng cao. Trong “Sách đỏ Việt Nam” bò biển nằm trong danh sách Cực kỳ nguy cấp, là loài cấm khai thác dưới mọi hình thức.

Trước đây, bò biển ở Việt Nam phổ biến ở vịnh Hạ Long, vùng ven biển Khánh Hòa, Côn Đảo, Phú Quốc. Hiện nay, ước tính chỉ còn khoảng 10 con sinh sống tại Côn Đảo, và khoảng 100-300 con sinh sống tại Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất nước ta.[4]

img

3. Tại sao vậy nhỉ?

Một trong những lý do chính dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng của bò biển tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, đo là vì tình trạng săn/đánh bắt quá mức. Ngoài ra, ô nhiễm biển dẫn đến sự cạn kiệt cỏ biển – là nguồn thức ăn chính của bò biển cũng là một trong những nguyên nhân đẩy bò biễn tới bờ vực diệt vong.[5]

Ở Việt Nam và các nước lân cận, nhiều phương pháp đánh bắt hủy diệt và bất hợp pháp tại các hệ sinh thái cỏ biển đã ảnh hưởng rất lớn đến các thảm cỏ biển và do đó đe dọa đến sự tồn tại của bò biển.

Tuy nhiên, nghiêm trong nhất đó là vấn đề đánh bắt bò biển, diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nơi trên thế giới. Thịt bò biển được cho là rất có giá trị. 

Ngoài ra, cũng giống như loài voi, chúng còn bị bị đánh bắt để lấy đi cặp ngà (thường là ở dugong đực trưởng thành) để làm đồ trang trí, trang sức,… Một cặp ngà như vậy có thể được bán với giá 10 triệu đồng Việt Nam, tức là khoảng 650 đô la Mỹ. [6]

Ngoài ra, ô nhiễm biển dẫn đến sự cạn kiệt cỏ biển – là nguồn thức ăn chính của bò biển cũng là một trong những nguyên nhân đẩy bò biễn tới bờ vực diệt vong. [7]

 

img

Xác bò biển với vòng dây lưới quanh cổ tại khu bảo tồn biển Phú Quốc, Kiên Giang 2014.[8]

Bò biển cũng hay bị chết do mắc vào các loại lưới rê, lưới quây của ngư dân hoặc lưới bảo vệ tránh cá mập tại các bãi biển.

Tàu bè chạy nhanh ở những vùng biển nông có thể va vào, làm bị thương hoặc giết chết bò biển.

Rác thải có thể làm bị thương bò biển. Chúng bị mắc vào những lưới cũ, dây câu và các loại dây buộc bị ném xuống biển, hay bị những mảnh thủy tinh sắc và rác thải cứng lẫn trong các thảm cỏ biển cứa vào thân thể.

img

4. Cùng hành động

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem