Loại dược liệu quý như vàng của Lai Châu mà ngâm với mật ong trong 6 tháng, công dụng tăng đáng kể

K.Nguyên Thứ sáu, ngày 04/11/2022 06:00 AM (GMT+7)
Sâm Lai Châu là loại cây thuốc rất quý hiếm về giá trị nguồn gen cũng như về giá trị sử dụng; được xếp hạng ở mức độ nguy cấp, đối tượng ưu tiên bảo tồn và phát triển ở Việt Nam. Sâm Lai Châu ngâm với mật ong giúp đảm bảo chất lượng sâm.
Bình luận 0

Theo nghiên cứu của  Sở Khoa học và Công nghệ Lai Châu, sâm Lai Châu hiện nay đang bị khai thác quá mức, nhiều ý kiến cho rằng số lượng sâm Lai Châu ngoài tự nhiên hiện nay còn rất ít.

Sâm Lai Châu hiện vẫn chủ yếu được khai thác từ rừng tự nhiên (50,0%-68,18%), còn lại là từ rừng trồng (31,82%-50,0%), thường khai thác vào mùa thu và mùa đông, người dân khi khai thác đa số lấy tất cả các bộ phận của cây (khai thác tận diệt).

Đây là một trong những loài cây dược liệu có nhiều giá trị, giá bán loài cây này cao, đa phần người dân đem bán cho thương lái Trung Quốc. Năm 2016, khi người dân và thương lái chưa biết nhiều về sâm Lai Châu nên giá trị chỉ giao động từ 2 - 30 triệu đồng tùy thuộc và kích thước và trọng lượng cũng như số năm của củ sâm. 

Từ năm 2017, khi sâm Lai Châu đã được biết nhiều hơn thì giá trị của Sâm cũng đã được nâng cao hơn có thể đến 50 - 60 triệu đồng/kg.

Khai thác nguồn gen quý hiếm từ sâm Lai Châu - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng đi thăm và khảo sát vùng trồng Sâm Lai Châu trên địa bàn huyện Mường Tè. Ảnh: L.C.G

Với chủ đề: “Nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức, khát vọng vươn xa”, Hội chợ Sâm Lai Châu năm 2022 sẽ được UBND tỉnh Lai Châu tổ chức từ ngày 11-13/11 tại Trung tâm thương mại (thành phố Lai Châu).

 Cây sâm Lai Châu hiện đang được các đầu mối thu mua ở địa phương săn đón đến tận nhà, tận bản thậm chí là tại cửa rừng để thu mua. 

Hiện nay, người dân và chính quyền địa phương đều rất quan tâm đến cây lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là cây sâm Lai Châu, đồng thời cơ hội để phát triển là rất lớn do được sự quan tâm của lãnh đạo UBND tỉnh, cùng các Sở ban ngành.

Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển sâm Lai Châu nói riêng và cây dược liệu nói chung còn gặp các trở ngại như dân trí thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, thị trường tiêu thụ bấp bênh thường bị ép giá nên người dân không chú trọng vào việc gây trồng phát triển mà vẫn vào rừng tự nhiên để tìm kiếm và khái thác kiệt không đảm bảo cho tái sinh.

Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) hay còn gọi là tam thất hoang Mường Tè, tam thất đen (tên địa phương) là loài cây thuộc chi nhân sâm (Panax L.), họ ngũ gia bì (Araliaceae) có phân bố hẹp ở Lai Châu. Sâm Lai Châu là loại cây thuốc rất quý hiếm về giá trị nguồn gen cũng như về giá trị sử dụng; được xếp hạng ở mức độ nguy cấp, đối tượng ưu tiên bảo tồn và phát triển ở Việt Nam.

Cây sâm Lai Châu từ lâu đã được người dân bản địa sử dụng như là vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng làm thuốc bổ và để điều trị một số bệnh như tụ máu thâm tím, chảy máu và đau cơ. Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng để làm thuốc. Thân rễ thường được sử dụng làm thuốc bổ, cầm máu, tăng cường sinh lực, chống stress. Lá và nụ hoa dùng làm trà uống kích thích tiêu hóa, an thần. Phương pháp bảo quản tốt nhất đối với sâm củ là nên ngâm trong mật ong để đảm bảo chất lượng, màu sắc và nâng cao giá trị sản phẩm.

Theo những tài liệu đã công bố tại Việt Nam, cây sâm Lai Châu mới chỉ phát hiện thấy duy nhất ở tỉnh Lai Châu. Sâm Lai Châu có phân bố hẹp trên dãy núi Pu Si Lung và lân cận (Mường Tè và Tây Sìn Hồ, giáp biên giới với Trung Quốc) và dãy núi Pu Sam Cáp nằm giữa các huyện Sìn Hồ và Tam Đường với TP.Lai Châu.

Theo một số tài liệu nghiên cứu, sâm Lai Châu có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, có tác dụng gần giống với tác dụng của nhân sâm. Trong thân rễ sâm Lai Châu có saponin "MR2" chiếm tỷ lệ lớn, đặc trưng có trong sâm Ngọc Linh. 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem