Lội ruộng xem ông nông dân tỉnh Bình Thuận trồng lúa "khác người", chưa gặt hái nhiều người đã "nhấp nhổm" đòi mua gạo

Nha Mẫn Chủ nhật, ngày 25/10/2020 06:15 AM (GMT+7)
Báo Dân Việt đã đưa tin ông nông dân Nguyễn Anh Đức, xã Đức Bình, huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) kỳ công vượt qua gian nan để trồng lúa hữu cơ. Lúa hữu cơ ông Đức trồng làm ra thứ gạo sạch, gạo hữu cơ mà các doanh nghiệp, người tiêu dùng liên tục đòi mua dù giá bán gạo hữu cơ cao gấp 3 lần gạo thường.
Bình luận 0
Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 1.

Thời gian qua nông dân Nguyễn Anh Đức và nhiều bà con xã viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức Bình (xã Đức Bình, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) đã cố gắng xây dựng quy trình trồng lúa hữu cơ để làm ra thứ gạo hữu cơ, gạo sạch...

Từ lúa hữu cơ, ông Đức và bà con xã viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức Bình, xã Đức Bình, huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) đã làm ra hạt gạo sạch, gạo hữu cơ hiệu Đức Lan. Giá bán gạo hữu cơ cao gấp 3 lần gạo thường vẫn cháy hàng. Vậy quy trình kỹ thuật trồng lúa hữu cơ ra sao, cách làm ra hạt gạo hữu cơ, gạo sạch đạt chuẩn thế nào? Hãy theo chân PV Báo điện tử DANVIET.VN lội ruộng và theo dõi quá trình làm ra những hạt gạo hữu cơ...

Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 2.

Để thành công trong việc trồng lúa lữu cơ, làm ra hạt gạo hữu cơ, ông nông dân Nguyễn Anh Đức, xã Đức Bình, huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) đã trãi qua nhiều năm nghiên cứu quy trình trồng lúa hữu cơ, quy trình làm ra gạo sạch.

Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 3.

Và cũng theo ông tỷ phú nông dân Nguyễn Anh Đức, để thành công trong trồng lúa hữu cơ, làm ra gạo hữu cơ như hôm nay ông đã đi qua nhiều lần thất bại, nhiều khi muốn bỏ cuộc. Nhưng vì muốn lúa hữu cơ được nhân rộng, hạt gạo sạch được đến tay người tiêu dùng nên ông và các xã viên trong hợp tác xã đều đang cố gắng mỗi ngày.

Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 4.

Nông dân tỷ phú Nguyễn Anh Đức, 58 tuổi, giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức Bình đang gieo trồng sở gần 20ha trồng lúa hữu cơ. Hợp tác xã của ông Đức hiện đã cho ra thị trường gạo sạch thương hiệu Đức Lan, có tiếng nhiều năm nay.

Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 5.

Ông nông dân tỷ phú Nguyễn Anh Đức chia sẻ từ năm 2016 ông bắt đầu thí điểm trồng lúa hữu cơ trên diện tích khoảng 7 sào. Nhưng vì mới bắt đầu, chưa am hiểu về kỹ thuật trồng lúa hữu cơ, quy trình trồng lúa hữu cơ nên suốt một năm trời ông bị thất bại. Lúa hữu cơ lên không đều, hạt gạo chưa đủ thơm ngon như ông mong muốn, còn năng suất rất tệ.

Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 6.

Áp dụng tất cả những kiến thức vào trồng lúa hữu cơ, ông nông dân tỷ phú Nguyễn Anh Đức mua các chế phẩm sinh học, sản phẩm phân hữu cơ vi sinh,…từ nước ngoài để chăm bón cho đồng lúa hữu cơ.

Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 7.

Nhờ vào những cải tiến mới cũng như những bài học rút ra sau những lần thất bại, cuối cùng đến khoảng giữa năm 2017 ông Nguyễn Anh Đức bắt đầu tạo được kỳ tích với lúa hữu cơ. Và kể từ đây, nhận thức của nông dân xã Đức Bình, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đã thay đổi về trồng lúa an toàn, trồng lúa hữu cơ...

Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 8.

Ông Nguyễn Anh Đức nói rằng trồng lúa lúa hữu cơ để có được hạt gạo chất lượng, an toàn và giá bán cao, tốn rất nhiều công sức chăm sóc. Bởi các công đoạn tạo nên lúa hữu cơ và cho ra gạo sạch là vô cùng đặc biệt.

Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 9.

Cụ thể lúa hữu cơ được tồng bắt đầu từ việc sử dụng giống lúa chất lượng cao và hạt giống lúa thuần, không sử dụng giống lúa biến đổi gen. Tiếp theo là tuân thủ cam kết liên tục cải thiện chất lượng đất trồng lúa bằng áp dụng phân hữu cơ được phép sử dụng và áp dụng một loạt các biện pháp tự nhiên và sinh học để giảm thiểu tác động của sâu bệnh và cỏ dại mà không cần đến thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu hóa học.

Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 10.

Ông Nguyễn Anh Đức, xã Đức Bình, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận cho hay: Nông dân trồng lúa hữu cơ chỉ sử dụng phân hữu cơ và khoáng thiên nhiên, phân heo, phân trâu, phân bò, phân dơi, phân chim, phân cá có xử lý phù hợp và một loạt các biện pháp tự nhiên và sinh học để duy trì và nâng cao độ phì của đất (các loại phân sử dụng phải được sự chấp thuận của cơ quan chứng nhận).

Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 11.

Cùng với đó, HTX cũng cung cấp thêm phân bón hữu cơ vi sinh (Bio Japan, Bio Long An) cho thành viên bón lót cho lúa hữu cơ. Cả hai nguồn phân hữu cơ và vi sinh được chia đều bón 5 lần cho đến khi lúa chín.

Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 12.

Sản xuất lúa hữu cơ áp dụng các giải pháp trồng đúng thời vụ, kết hợp né rầy gây hại, chọn giống chống chịu và phù hợp và áp dụng các biện pháp canh tác hữu cơ để kiểm soát sâu bệnh.

Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 13.

Và cứ thế thường xuyên theo dõi sự phát triển của ruộng lúa, xử lý sâu bọ,… hoàn toàn bằng các phương pháp thủ công cho tới ngày thu hoạch. Và lúa hữu cơ phải được để đủ độ chín mới được thu hoạch.

Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 14.

Ông tỷ phú nông dân Nguyễn Anh Đức (xã Đức Bình, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) chia sẻ: Chăm bón theo cách trên, cây lúa hữu cơ phát triển chậm (không như phân hóa học lúa phát triển nhanh), nhưng kết tinh hạt chắc, căng đầy, cho những hạt thóc vàng ruộm.

Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 15.

Lúa hữu cơ xay ra biến thành gạo trắng như sữa, phảng phất mùi thơm. Nấu cơm dẻo, thơm ngon, để được thời gian lâu trong ngày.

Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 16.

Gạo hữu cơ của gia đình ông Đức và các thành viên HTX Dịch vụ Đức Bình được kiểm tra, sàng lọc sản phẩm cẩn thận trước khi bảo quản.

Quy trình sản xuất “gạo lạ” ngon sạch có giá đắt gấp 3 lần gạo thường - Ảnh 17.

Trong quá trình bảo quản, lúa hữu cơ- gạo hữu cơ thường xuyên được đảo trộn và sục khí, kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, hoạt động của côn trùng và luôn đảm bảo môi trường bảo quản thoáng mát.

Tạo thương hiệu gạo sạch uy tín

Hiện tại, HTX Đức Bình (xã Đức Bình, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) của ông Đức có có 9 thành viên là nông dân ở địa phương cùng "dồn điền" đưa gần 20ha đưa vào trồng lúa hữu cơ chất lượng cao theo quy trình khép kín, tiêu chuẩn VietGAP từ khâu sản xuất, lai tạo 5 loại lúa giống trong và ngoài tỉnh.

Bình quân mỗi năm, HTX sản xuất 2 vụ, với sản lượng từ 70 - 80 tấn lúa/năm. Hiện tại, sản lượng gạo hữu cơ cũng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương và các tỉnh lân cận.

Sản phẩm của HTX Đức Bình đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận "Gạo Đức Lan" nằm trong thương hiệu, chỉ dẫn địa lý "Gạo Tánh Linh" đã có logo… .Gạo Đức Lan có 3 loại sản phẩm gạo sạch với giá giao động từ 17 triệu – 33 triệu đồng/tấn. So với các loại gạo ngoài thị trường, gạo hữu cơ tuy có giá bán cao hơn nhưng vẫn thu hút nhiều người mua.

Nhiều năm qua, ông Nguyễn Anh Đức, Giám đốc Hợp tác xã Đức Bình đã được nhiều bộ, ngành trung ương và địa phương tặng bằng khen về thành tích sản xuất, kinh doanh giỏi, có nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới…

Đặc biệt, trong 2020 này, ông Nguyễn Anh Đức còn vinh dự được Hội đồng chung khảo bình chọn là 1 trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu của toàn quốc được vinh danh là "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2020".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem