Lợn nôn ra máu rồi chết ở Lạng Sơn là bệnh thông thường

Liễu Chang Thứ bảy, ngày 10/11/2018 10:23 AM (GMT+7)
Kết quả kiểm tra đàn lợn chết hơn 200 con của hộ dân ở huyện Văn Quan (Lạng Sơn) là âm tính với Dịch tả lợn Châu Phi.
Bình luận 0

Chiều 19.11, Đoàn kiểm tra gồm đại diện các cơ quan liên quan như Trung tâm chuẩn đoán thú y, Chi cục thú y vùng 2, chi cục kiểm dịch... đã tiến hành kiểm tra lấy mẫu và xét nghiệm tại hộ dân có đàn lợn chết hơn 200 con. Kết quả cho thấy, nguyên nhân khiến lợn chết hàng loạt là bệnh thông thường. Số lợn chết âm tính với dịch tả lợn Châu Phi.

img

Kết quả mẫu xét nghiệm cho thấy âm tính với dịch tả lợn Châu Phi

Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Nam Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Lạng Sơn cho biết: Sau khi nhận được phản ánh, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra lấy mẫu và gửi về dưới trung ương để xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cho thấy, lợn chết là do bệnh thông thường, âm tính với dịch tả lợn Châu Phi.

Trước đó, ngày 8.11, Dân Việt có bài viết "Lạng Sơn: Lợn bỗng nôn ra máu, da tím ngắt rồi chết, dân lo nơm nớp". Bài viết phản ánh trên địa bàn một số huyện của tỉnh Lạng Sơn xuất hiện bệnh dịch lạ làm lợn chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho nhiều hộ chăn nuôi.

img

Đoàn công tác trực tiếp kiểm tra và lấy mẫu tại hộ chăn nuôi có lợn bị chết hơn 200 con.

Nhiều người dân tại một số huyện như Văn Lãng, Bình Gia, Văn Quan... cho biết, tại địa phương đang xuất hiện bệnh dịch lạ khiến nhiều đàn lợn chết hàng loạt. Mặc dù có kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi, nhưng họ chưa bao giờ gặp bệnh lạ này trên đàn lợn. Biểu hiện ban đầu là lợn ăn ít dần, sau đó ngoài da phát ban đỏ, bầm tím toàn thân, nhiều con có hiện tượng sùi bọt mép, nôn ra máu. Khi mổ thì nội tạng bên trong có dấu hiệu thối rữa…

Chị Đổng Thu Hiền (huyện Văn Quan), một hộ dân chăn nuôi cho biết: Đàn lợn của gia đình tôi vừa bị chết gần 200 con mà không biết nguyên nhân hay dịch bệnh gì. Lứa lợn này tôi mới mua gom lại từ những hộ dân trên địa bàn huyện Hữu Lũng... Sau 1 tháng chăm sóc, đàn lợn phát triển bình thường và sức ăn rất tốt. Nhưng vào khoảng đầu tháng 9, đàn lợn tự nhiên chán ăn. Từ đó đến nay, mỗi ngày đàn lợn chết từ vài con đến vài chục con.

img

Theo chị Hiền, những con lợn này đều bị phát ban đỏ ngoài da, nôn ra máu và sùi bọt mép… Khi mổ ra kiểm tra thì thấy nội tạng bên trong nóng, có dấu hiệu thối rữa, các cơ quan như phổi, gan sậm màu…

Đàn lợn này có cân nặng trung bình khoảng 47kg/con, với gần 200 con lợn bị chết trong vòng 1 tháng đã gây thiệt hại rất lớn đến kinh tế của gia đình chị Hiền. "Chúng tôi cũng đang rất lo lắng, hoang mang, không biết có phải dịch tả lợn châu Phi đã vượt biên giới Trung Quốc xâm nhập vào địa phương hay không?" - chị Hiền đặt câu hỏi.

Chị Hiền cũng cho biết, dù đã chăn nuôi nhiều năm nhưng đây là lần đầu tiên chị thấy bệnh lạ này trên đàn lợn và cũng đã báo cho thú y địa phương. Bệnh lạ này sức lây lan nhanh và không thể chữa khỏi, gia đình chị đã mất hơn 40 triệu đồng tiền thuốc để chữa nhưng số lợn vẫn chết. Lo lắng bệnh dịch lây lan rộng nên chị Hiền đem số lợn chết chuyển xuống hầm biogas và đổ vôi xử lý, tránh lây lan bệnh ra các đàn lợn khác.

Ngoài ra, chị Hiền còn cho biết thêm, dịch bệnh chỉ xuất hiện trên những con lợn chị thu mua lại từ người dân và không được tiêm phòng đầy đủ. Đối với những con lợn do lợn nái của gia đình sinh sản, tiêm phòng vaccine đầy đủ thì vẫn khỏe mạnh bình thường.

img

Số lợn còn lại của gia đình chị Hiền hiện vẫn khỏe mạnh bình thường.

Bà Hứa Thị Sao (huyện Văn Quan) cho biết: "Nghe nhiều người nói về tình trạng lợn chết trên địa bàn, tôi thấy rất lo và hoang mang. Hiện đàn lợn hơn 10 con của gia đình đang được chăm sóc tốt, quây bạt kín chuồng trại, tắm rửa sạch sẽ và đặc biệt là không sử dụng nước thừa trong nấu ăn hàng ngày để tránh tình trạng bệnh dịch lây lan qua thực phẩm, thịt lợn sử dụng trong các bữa ăn của gia đình".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem