Theo đó Louis Vuitton, Hermes và Gucci đứng ở các vị trí đầu tiên, trong khi Fendi và Coach lần đầu được góp mặt.
Bảng xếp hạng 2013 BrandZ Top 100, xếp hạng các thương hiệu giá trị nhất toàn cầu, cũng cho thấy
các công ty bán hàng xa xỉ đang vật lộn để cân bằng giữa việc vừa duy trì vị thế sang trọng, vừa có
thể thu hút hàng loạt khách hàng mới thông qua truyền thông xã hội.
Trên Facebook, Instagram, Pinterest và các nền tảng truyền thông xã hội khác, các thương hiệu hàng
xa xỉ xuất hiện nhiều gián tiếp cho thấy sự căng thẳng giữa yếu tố đẳng cấp cao đã khiến người ta
khao khát một thương hiệu nào đó, với nhu cầu thu hút đông đảo các khách hàng mới.
Cuộc khảo sát cho rằng các thương hiệu hàng xa xỉ đã trở nên "dễ tiếp cận hơn, mang tính hợp tác
hơn và chứa đựng nhiều yếu tố thử nghiệm hơn."
Công ty túi xách Coach đã đứng vị trí số 10 trong bảng tổng sắp nhờ sự hiện diện của thương hiệu
này tại Trung Quốc. Ở Trung Quốc, công ty đã mở thêm 30 cửa hàng vào cuối năm 2012, nâng số cửa
hàng của thương hiệu lên con số 69.
Cuộc khảo sát thấy rằng Coach nằm trong nhóm các công ty tận dụng tốt sức mạnh của truyền thông xã
hội và Internet, khi đã gửi hơn 1,2 tỷ thư điện tử tới cho các khách hàng được họ lựa chọn
riêng.
Cuộc nghiên cứu thấy rằng khách hàng Trung Quốc vẫn là lực lượng tiêu thụ đông đảo hàng xa xỉ và là
vị cứu tinh cho các công ty sản xuất xa xỉ phẩm ở châu Âu.
Mặc dù lĩnh vực này đã bị ảnh hưởng từ tác động của việc chính quyền Trung Quốc hạn chế hoạt động
biếu xén quà cáp và tăng trưởng kinh tế chậm lại, người Trung Quốc và các du khách châu Á khác tới
châu Âu vẫn mua rất nhiều xa xỉ phẩm, trở thành phao cứu sinh cho hoạt động kinh doanh mặt hàng
này, trong bối cảnh thị trường Tây Âu đang lâm vào suy thoái kinh tế.
Trong năm 2012, quy mô giá trị của thị trường xa xỉ phẩm đã tăng thêm 6%, tụt mạnh so với mức tăng
15% của năm trước.
10 thương hiệu hàng đầu gồm Louis Vuitton, Hermes, Gucci, Prada, Rolex, Chanel, Cartier, Burberry,
Fendi và Coach.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.