Lúa đặc sản
-
Huyện Than Uyên (Lai Châu) không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm nông nghiệp như: Chè, ớt, cá lòng hồ... nơi đây còn được biết đến như vùng đất sở hữu nhiều giống lúa đặc sản, có giá trị cao, làm ra thứ gạo nổi tiếng như: gạo nếp Tan Pỏm, gạo tẻ tròn, gạo Séng cù, gạo lứt Séng cù...
-
Theo anh Châu Minh Hải - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại HK, giống lúa thơm đặc sản VD20 Gò Công chỉ thích hợp với vùng đất nhiễm mặn khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang.
-
Theo ông Nguyễn Văn Tài - Phó Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Mỹ Lệ (Cần Đước, Long An), tham gia thị trường Tết Nguyên đán năm nay, xã Mỹ Lệ sẽ cung hơn 100 tấn gạo nàng thơm chợ đào được trồng với giống đã phục tráng.
-
Nhiều nông dân ở Bạc Liêu cho rằng, đặc tính nông học của cây lúa ST24, ST25 khá phù hợp với vùng đất Bắc Quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu, nhất là những ruộng lúa nằm trong vùng chuyển đổi tôm - lúa. Lúa làm ra lại có doanh nghiệp mua hết nên ai nấy đều rất yên tâm.
-
Trồng lúa hữu cơ gắn với doanh nghiệp bao tiêu, giải quyết đầu ra đã giúp cho nông dân an tâm đẩy mạnh sản xuất được địa phương triển khai gần đây là mô hình mới, đang mở ra hướng phát triển bền vững cho cây lúa và nghề trồng lúa tại huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) hôm nay.
-
Nếp hạt cau là giống lúa nếp đặc sản của xã Hà Lĩnh (Hà Trung – Thanh Hóa) với chất lượng gạo thơm ngon, dẻo và giàu chất dinh dưỡng đang được nông dân đưa vào gieo cấy trên diện tích 125 ha, năng suất bình quân đạt gần 40 tạ/ha, giá trị thu nhập gấp 3 lần lúa thường.
-
Lai tạo thành công 5 giống lúa mới được thị trường ưa chuộng, trong đó có giống lúa Ngọc đỏ hương dứa hiện trở thành đặc sản của huyện Lấp Vò, ông Nguyễn Anh Dũng - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Giống nông nghiệp Định An, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) bảo, đó là tâm huyết của cuộc đời ông.
-
Nếp Tú Lệ (Yên Bái), Séng Cù (Lào Cai), Tám xoan Hải Hậu (Nam Định)… là các giống lúa đặc sản có chất lượng vượt trội, có tiềm năng xuất khẩu và được người tiêu dùng trong, ngoài nước đánh giá cao. Tuy nhiên, việc phát triển, mở rộng và tìm đầu ra cho các giống đặc sản này đang gặp nhiều khó khăn.
-
Hiện nay, tỉnh Điện Biên có khoảng 2.400ha lúa trà sớm, chính vụ bị nhiễm bệnh đạo ôn hại cổ bông và đạo ôn hại trên lá, tập trung chủ yếu tại các huyện như Điện Biên, Mường Lay, Mường Chà; trong đó có hơn 700ha nhiễm nặng khó có khả năng phục hồi.
-
Theo ông Huỳnh Ngọc Vân – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng, đề án phát triển sản xuất lúa đặc sản đến năm 2015 triển khai thực hiện ở 34 xã, thị trấn nhằm phấn đấu ổn định sản lượng lúa ở mức trên 1,7 triệu tấn/năm, trong đó lúa đặc sản chiếm trên 20%.