Lươn thương phẩm
-
Điểm mới của mô hình nuôi lươn giống ở An Giang là cho ống nhựa vào trong bể đất có đường kính 14cm và chiều cao 20cm, cắt 4 chân trụ xung quanh ống nhựa cao khoảng 10cm để lươn chui vào làm tổ và cố định ống nhựa không bị ngã trong quá trình lươn làm ổ đẻ. Dùng tấm xốp đậy kín miệng ống nhựa lại.
-
Không nằm ngoài quy luật cung cầu, người nuôi lươn ở huyện Hồng Ngự - vùng nuôi lươn thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp đang gặp khó khăn khi giá lươn thương phẩm “lao dốc”. Giá lươn sụt giảm kéo dài khiến nhiều hộ nuôi thua lỗ, có những hộ phải “treo bồn” vì không còn vốn để tái đầu tư.
-
Chỉ với diện tích 32m2 nhưng bằng cách nuôi lươn không bùn trong bể xi măng khoa học, sau 1 năm gia đình ông Nguyễn Kim Sao, thôn 4, xã Long Tân, huyện Phú Riềng (tỉnh Bình Phước) thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán lươn thịt thương phẩm.
-
Đây là mô hình nuôi lươn, cho lươn nghe nhạc trữ tình lạ mà hay, lần đầu tiên được giới thiệu trên Báo điện tử Dân Việt. Chỉ với 132m2 bể nuôi lươn không bùn nhưng với cách nuôi khoa học, cho lươn nghe nhạc, mỗi năm anh nông dân Ngô Sỹ Quân ở tỉnh Nghệ An thu lãi 650 đến 770 triệu đồng từ bán lươn thương phẩm.
-
Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và nâng cao thu nhập cho hộ dân, qua đó tạo tiền đề và động lực chuyển đổi cơ cấu vật nuôi góp phần phát triển kinh tế tại địa phương, năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên và Trạm Khuyến nông huyện Tây Hòa tiếp tục xây dựng mô hình nuôi lươn thương phẩm trong bể lót bạt...
-
Tốt nghiệp ra trường với chuyên ngành Nông học, Trường ĐH Quy Nhơn, đi làm xa một thời gian đến năm 2019, anh Phan Hoàn Hảo (SN 1994, ở thôn Tú Thủy, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) quyết định về quê lập nghiệp với nghề nuôi lươn không bùn.
-
Với suy nghĩ không sợ khó, không sợ thất bại anh Châu Minh Kha, Bí thư chi đoàn ấp Đon, xã Nhị Long (huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) đã đầu tư nuôi lươn không bùn trong bể xi măng rồi bán lươn thương phẩm. Nhờ nuôi lươn không bùn, mỗi năm anh Kha lãi 150 triệu đồng.
-
Hiện nay, ở Hậu Giang, nuôi lươn không bùn đang dần thay thế cách nuôi truyền thống. Tính hiệu quả của mô hình này là không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, cho thu nhập cao
-
Trước khi bỏ về quê thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hoà, (tỉnh Phú Yên) nuôi lươn sinh sản, anh Nguyễn Việt Tuyến tốt nghiệp đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, anh làm việc kỹ thuật điện, lập gia đình và có cuộc sống ổn định hơn 15 năm tại tỉnh Bình Dương
-
Tân Thạnh Hội quán có gần 100 hội viên của 2 xã Tân Hội và Bình Thạnh, TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) chuyên nghề nuôi lươn thương phẩm và lươn sinh sản.