Khởi đầu chuỗi giá trị thịt bằng thức ăn chăn nuôi
Masan Nutri-Science hiện vận hành 13 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc có tiêu chuẩn hàng đầu Việt Nam, tổng công suất đến cuối năm 2018 đạt gần 3,5 triệu tấn/năm. MNS phát triển một hệ thống phân phối lớn với hơn 4.500 đại lý. Cùng với đó, MNS đã thành công trong việc áp dụng mô hình xây dựng thương hiệu như hàng tiêu dùng nhanh cho chuỗi giá trị thịt.
Ba năm sau khi ra mắt, sản phẩm mang thương hiệu Bio-zeem hiện đang chiếm 60% sản phẩm thức ăn cho lợn. Kể từ khi được tung ra vào tháng 7.2015, Bio-zeem đã trở thành thương hiệu mạnh đầu tiên trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi với tỷ lệ trung thành với sản phẩm và tỷ lệ nhận biết sản phẩm lên đến hơn 90%. Chỉ trong vòng 3 năm, chính niềm tin và sự lựa chọn của người nông dân đã đưa Masan vươn lên trở thành doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi lợn lớn nhất Việt Nam (không tính trại gia công).
Trang trại chăn nuôi lợn kỹ thuật cao MNS Farm tại Nghệ An
Quá trình chuyển đổi của Masan từ một công ty thuần sản xuất thức ăn chăn nuôi thành một công ty sản xuất thịt và sản phẩm từ thịt có thương hiệu hàng đầu đã có tiến triển vượt bậc trong năm 2018 bằng việc đưa trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao - Masan Nutri-Farm tại tỉnh Nghệ An đi vào vận hành giai đoạn 1 (trang trại S2) vào cuối năm 2017 và trang trại đã xuất lứa lợn đầu tiên vào tháng 92018.
Trang trại chọn lọc khắt khe nguồn lợn khỏe và áp dụng công nghệ nuôi lợn khép kín theo tiêu chuẩn thế giới nên quá trình chăn nuôi hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của điều kiện thời tiết nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông lên đàn lợn.
Trang trại chăn nuôi lợn kỹ thuật cao MNS Farm tại Nghệ An. ảnh Văn Lê
Ngoài ra, trang trại còn áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu) và hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ trang trại nhằm cung cấp cho thị trường các sản phẩm thịt lợn an toàn, tuân thủ quy trình kiểm soát dịch bệnh khắt khe và đảm bảo an toàn sinh học.
Masan hiện đang triển khai xây dựng và đưa vào vận hành giai đoạn 2 (trang trại S1) với điều chỉnh thiết kế hiện đại hơn giúp tăng cao năng suất chăn nuôi. Khi cả 2 trang trại đi vào hoạt động hết công suất thì sẽ cho ra 230.000 lợn thịt mỗi năm với tổng đầu tư trên 1.400 tỷ đồng, trên tổng diện tích gần 200ha. Masan Nutri-Science dành khoảng ngân sách lớn lên đến 200 tỷ đồng cho việc đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải thuộc loại hiện đại nhất tại trang trại chăn nuôi lợn kỹ thuật cao MNS Farm ở Nghệ An.
Tầm nhìn của Masan là được công nhận doanh nghiệp dẫn đầu trong việc cung cấp những giải pháp đạm động vật có thương hiệu trên toàn chuỗi giá trị cho mọi người, mọi gia đình, mỗi ngày tại Việt Nam bằng việc nâng cao hiệu suất ngang tầm quốc tế. |
Trang trại cho ra nước thải sau xử lý đạt loại “A” và có thể tái sử dụng 70% lượng nước tuần hoàn (tái sử dụng), đồng thời cung cấp cho trang trại sử dụng. Trang trại còn có hệ thống phát điện từ nguồn biogas giúp tự đáp ứng nguồn điện cho hoạt động của trang trại. Trang trại quy mô kỹ thuật cao tại Nghệ An cũng chính là mô hình chăn nuôi kiểu mẫu, sẽ được nhân rộng cho các hộ chăn nuôi có quy mô, kỹ thuật chăn nuôi tốt, sẵn sàng theo quy chuẩn của Masan ở tỉnh Hà Nam.
Mô hình này sẽ cho phép cung cấp nguồn lợn hơi ổn định, đảm bảo chất lượng và không sử dụng chất cấm cho Tổ hợp Chế biến Thịt MNS Meat Hà Nam. Đây chính là mảnh ghép quan trọng và cuối cùng của chuỗi giá trị thịt.
Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam
Vào tháng 2.2018, MNS đã khởi công xây dựng Tổ hợp chế biến thịt đẳng cấp thế giới với vị trí chiến lược tại tỉnh Hà Nam, đây là mảnh ghép cuối cùng để sở hữu một mô hình tích hợp hoàn chỉnh mô hình chuỗi giá trị thịt. Với hệ thống chăn nuôi khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại nuôi lợn kỹ thuật cao đến tổ hợp chế biến thịt công nghệ châu Âu, MNS cam kết mang đến cho người tiêu dùng thịt ngon, an toàn và giá hợp lý cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.
Tổ hợp chế biến có công suất thiết kế là 1.400.000 con lợn/năm, tương đương 140.000 tấn/năm. Dự án có mức vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ châu Âu, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam được các chuyên gia châu Âu giàu kinh nghiệm trực tiếp vận hành, giám sát và kiểm nghiệm.
“Tại tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam, chúng tôi cũng cam kết đầu tư lớn cho hệ thống xử lý chất thải với công nghệ hàng đầu, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt loại A”- đại điện Tập đoàn Masan khẳng định.
Đồng thời, Masan cũng dành tối đa diện tích có thể cho mảng xanh cho khu vực bao quanh tổ hợp nhằm tạo nên một không gian làm việc xanh và thân thiện.
Tìm hiểu về tiêu chuẩn thịt mát
Ngày 16.10, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức ban hành Quyết định 3087/QĐ-BHCN về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia. Cụ thể, Bộ Khoa học - Công nghệ đã có quyết định công bố Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN): TCVN 12429:2018 về Thịt mát- Phần 1: Thịt lợn.
Tiêu chuẩn quốc gia về thịt mát được xây dựng và thực hiện theo Quyết định số 511/QĐ-BNN-KHCN ngày 7.2.2018 của Bộ NNPTNT về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch và điều chỉnh kinh phí, thời gian hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia phục vụ kiểm tra chuyên ngành.
Quy trình về sản xuất thịt mát là sau khi thân thịt con lợn được giết mổ, làm sạch xong, thì phải đưa ngay vào kho lạnh để hạ nhiệt độ thân thịt xuống từ 0 đến 4 độ C trong thời gian từ 16 đến 24 giờ để đảm bảo quá trình chín sinh hóa. Sau đó, thân thịt được đưa ra pha lọc, sơ chế trong điều kiện nhiệt độ phòng được làm lạnh, nhiệt độ thân thịt lúc đó yêu cầu không quá 7 độ C. Trong quá trình vận chuyển, bảo quản, bày bán cũng được yêu cầu bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C.
Quá trình bảo quản này giúp ức chế hoạt động của hệ vi sinh vật trên miếng thịt trong khi đó vẫn đảm bảo các quá trình sinh hóa của thân thịt (chết mềm, tê cứng, chín sinh hóa) diễn ra và đảm bảo miếng thịt tới tay người tiêu dùng ở trạng thái sinh hóa tốt nhất mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm. Cách thức sản xuất, bảo quản và kinh doanh dạng thịt lợn này đã rất phổ biến từ lâu và được chuẩn hóa trên thế giới (chilled meat).
Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, đến nay mới có duy nhất Tổ hợp chế biến, thịt Meat Hà Nam đáp ứng được tiêu chuẩn về sản xuất thịt mát. Bộ NNPTNT cũng mong muốn, sau nhà máy của Masan sẽ lan tỏa thêm nhiều nhà máy chế biến thịt mát khác trong cả nước.
Nguyên Linh
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.