Mật ong rừng

  • Vào những ngày đầu năm, những người thợ ăn ong (gác kèo ong lấy mật) ở rừng tràm U Minh Hạ (Cà Mau) lại tất bật với công việc của mình. Từ khoảng tháng 10 đến tháng 3 âm lịch là chính vụ ăn ong, mật có màu vàng ươm, sánh đặc, thơm ngon nhất năm.
  • Để lại một phần xương máu ở chiến trường, trở về đời thường, người thương binh Lê Thế Hùng (thôn 2, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) tập trung phát triển nghề nuôi ong, cho thu nhập cao, đồng thời còn truyền nghề giúp đỡ được nhiều thương binh, người dân trong vùng. Điều đặc biệt, loài ong ông Hùng nuôi vốn được thuần hóa từ ong rừng và được công nhận là một trong những đàn ong bản địa quý.
  • "Chú ơi, không phải tháng ba mới tới mùa ong mật đâu. Ở Bình Thuận mình, mật ong gần như có quanh năm bởi tháng nào trong rừng cũng có hoa? Ví dụ, tháng giêng là mùa trâm chua; tháng hai, tháng ba mùa trâm bột; tháng tư mùa nhãn rừng, xương cá; tháng năm mùa sài hồ, tràm giấy...” Nguyễn Phục, một chàng trai ngoài hai mươi lăm tuổi, nói.
  • Là sản phẩm mang nhiều dược tính và đặc biệt an toàn khi sử dụng, mật ong trở thành mặt hàng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, giá cả và chất lượng sản phẩm này ở An Giang mỗi nơi mỗi khác, khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi cần sử dụng.
  • Nhờ tận dụng và nắm bắt các lợi thế về khí hậu, địa lý,... của vùng rừng núi, anh Hoàng Văn Cương (SN 1982) thôn Quảng Trung I, xã Quảng Lạc, TP.Lạng Sơn (Lạng Sơn) đã nuôi ong mật phát triển kinh tế, mỗi năm lợi nhuận gần 200 triệu đồng/năm.
  • Cùng với phát triển diện tích trồng cây ăn quả, nghề nuôi ong đang được người dân vùng trà sơn Can Lộc (Hà Tĩnh) mở rộng với mong muốn hình thành nên sản phẩm du lịch trải nghiệm nông trại (Farmstay).
  • Hàng năm cứ vào tháng 3 – 10 dương lịch là thời điểm đồng bào dân tộc Mông ở vùng cao biên giới sinh sống tại bản Tá Bạ 1 (xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) lại rủ nhau lên rừng săn mật ong-thứ đặc sản được ví như "mật trường sinh". Nghề săn mật ong rừng tuy vất vả nhưng đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân nơi đây.
  • Ngược hướng Tây Nam của TP. Huế, dễ dàng bắt gặp những trại nuôi ong dựa vào lợi thế thiên nhiên. Sau một thời gian ong nuôi tạo mật từ nguồn thức ăn được chủ trại cung cấp, người nuôi bắt tay thu hoạch mật và cung cấp cho thị trường.
  • Mùa khai thác mật ong rừng ở Tây Bắc mỗi năm chỉ diễn ra chóng vánh trong vòng 2 tháng, bắt đầu từ tháng 5. Vào thời điểm này, những người dân ở đây lại rủ nhau vào rừng “săn” ong trên những cành cây hay trong hốc đá.
  • Chỉ cần một cái đõ (thùng) ong làm bằng thân cây, treo lên cây to nơi cửa rừng là anh Mùa A Sáu (SN 1970) đã dụ được cả một đàn ong rừng về nhà mình ở. Cuối năm, mỗi đõ ong cho đôi lít mật ong rừng là chuyện thường.