Mặt trái của làn sóng du khách Trung Quốc đổ xô đến Campuchia

Đăng Nguyễn - SCMP Thứ tư, ngày 02/01/2019 17:55 PM (GMT+7)
Hơn 1,27 triệu du khách Trung Quốc đến Campuchia trong 8 tháng đầu năm 2018, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2017, nhưng không phải người Campuchia nào cũng vui vì điều này.
Bình luận 0

img

Trung Quốc là nước có lượng du khách đến Campuchia lớn nhất.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), ở Siem Reap, trung tâm du lịch và là nơi dẫn vào quần thể đền Angkor Wat nổi tiếng, người địa phương chuyển dần sang phục vụ du khách Trung Quốc.

Channy Murphy, chủ một quán rượu ở Siem Reap nói các khách hàng phương Tây dần biến mất. Trong suốt những năm 2000, thị trường chính của du lịch Campuchia là các nước phương Tây như Mỹ, Pháp, Anh. Hiện giờ, số lượng du khách từ các nước này đã giảm và thay vào đó là du khách từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc.

Năm ngoái, Campuchia đón 5 triệu lượt khách, mang lại doanh thu chiếm 32,4% GDP. Phnom Penh đặt mục tiêu tăng con số này lên 12 triệu vào năm 2025. Đa số là các du khách Trung Quốc, đạt mức độ tăng trưởng đáng kể.

Theo Murphy, du khách Trung Quốc thường đặt chuyến du lịch theo kiểu trọn gói. Họ sẽ hiếm khi ra ngoài sử dụng dịch vụ, vì bên công ty lữ hành đã lo toàn bộ mọi thứ.

Chưa dừng lại ở đó, Bill Laurance, nhà nghiên cứu từ đại học James Cook, Úc, cho biết du khách Trung Quốc thường có xu hướng không lựa chọn sử dụng dịch vụ của người địa phương.

img

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

“Theo kinh nghiệm của tôi, du khách Trung Quốc đặc biệt chỉ chọn dịch vụ của người Trung Quốc, bao gồm cả ở nhà hàng, khách sạn, cửa hàng đồ lưu niệm”, Bill nói. “Khi hoạt động ở nước ngoài, các công ty Trung Quốc cũng có thói quen thuê người Trung Quốc làm nhân viên nhiều nhất có thể, hơn là thuê dân địa phương”.

Do vậy, những khoản doanh thu sẽ chảy thẳng vào túi các công ty Trung Quốc và người Trung Quốc. Người dân địa phương Campuchia không thu được nhiều lợi ích, Bill nói thêm.

Him Samnang, một hướng dẫn viên du lịch ở Siem Reap cũng đồng tình với ý kiến trên. Samnang nói du khách Trung Quốc rất chuộng khách sạn, nhà hàng của chính người Trung Quốc làm chủ.

Chhay Sivlin, Chủ tịch hiệp hội hãng lữ hành Campuchia cho biết người Trung Quốc có xu hướng sử dụng các dịch vụ do người Trung Quốc làm chủ một phần do rào cản về ngôn ngữ.

Người nước ngoài được tự do kinh doanh ở Campuchia nên người Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội để đầu tư du lịch phục vụ chính khách Trung Quốc.

img

Du khách Trung Quốc đổ xô đến Campuchia tạo ra thách thức không nhỏ đối với ngành du lịch của nước này.

“Điều này tạo ra thách thức không nhỏ đối với ngành du lịch địa phương. Nhưng nó cũng góp phần tạo thêm việc làm cho người Campuchia”, Sivlin nói.

Sihanoukville, thành phố cảng nổi tiếng của Campuchia, cũng là nơi chứng kiến sự tăng trưởng đột phá của ngành công nghiệp du lịch và sòng bài nhờ các khoản đầu tư của Trung Quốc. Sự tăng trưởng này cũng gây ra những thiệt hại cho người Campuchia.

Giá khách sạn tăng nhanh, vượt qua khả năng chi trả của người bản địa, dẫn tới số lượng du khách nội địa sụt giảm còn lượng khách Trung Quốc lại tăng lên.

Chính quyền Campuchia hiểu rõ góc tối trong ngành du lịch của nước này, nhưng để thay đổi thì không hề dễ dàng. “Bộ du lịch Campuchia muốn đa dạng hóa du khách, không tập trung vào một thị trường duy nhất”, Chhay Sarath, phó giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch Campuchia nói.

Campuchia gần đây đã đề ra phương án thu hút khách du lịch đến từ Thái Lan hay Nhật Bản. Nhưng trước mắt, Trung Quốc vẫn là nước tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn nhất trong ngành du lịch đất nước này.

Được Trung Quốc bơm tiền, Campuchia mất gì?

Để có được sự ủng hộ của Campuchia về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã phải tiêu tốn một số tiền không nhỏ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem