Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Mày mò thiết kế lò sấy tự động, đôi vợ chồng trẻ Tuyên Quang sản xuất 1 tấn mì gạo/ngày
Mày mò thiết kế lò sấy tự động, đôi vợ chồng trẻ Tuyên Quang sản xuất 1 tấn mỳ gạo/ngày
Nguyễn Chương - Ngọc Hà
Thứ năm, ngày 18/11/2021 10:51 AM (GMT+7)
Xuất phát từ bài toán vừa phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, vừa phải đạt năng suất tối đa, anh vợ chồng chị Yến (xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang) đã thiết kế lò sấy sử dụng hoàn toàn bằng điện năng cho năng suất từ 8 tạ - 1 tấn mì gạo mỗi ngày.
Mày mò thiết kế lò sấy tự động, đôi vợ chồng trẻ Tuyên Quang sản xuất 1 tấn mì gạo/ngày
Lò sấy bún khô này mỗi một ngày đêm có thể sấy với công suất lên tới 1 tấn bún. Đây là một sáng tạo trong quy trình sản xuất và chế biến mì gạo của vợ chồng chị Bế Thị Yến ở xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang. Xuất phát từ bài toán vừa phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, vừa phải đạt năng suất tối đa, anh Thuật (chồng chị Yến) đã phải mày mò, nghiên cứu để thiết kế lò sấy sử dụng hoàn toàn bằng điện năng này và tự động báo nhiệt. Khi sợi mì ướt, máy sẽ tăng nhiệt độ lên 50, 60 độ C, khi khô sẽ chuyển về 30 độ C. Sản phẩm không phải phơi nắng mưa, không phụ thuộc vào thời tiết nên mỗi tháng cơ sở có thể sản xuất và tiêu thụ hơn 20 tấn mì gạo cho toàn thị trường miền Bắc. Ngỡ có được con số này phải là cả một quá trình phát triển như nghề truyền thống của gia đình nhưng thực tế quả ngọt này lại đến từ sự chịu khó tìm hiểu và ý chí đổi đời của vợ chồng chị Yến.
Để cho ra được những sợi bún khô có thể xuất bán phải trải qua rất nhiều công đoạn như chọn gạo, ngâm gạo, xay bột, ép bột, đùn ra sản phẩm. Sau đó lại phải ủ, rửa và phơi mì rồi mới tới khâu cuối cùng là đóng gói. Nhưng điều đặc biệt là tất cả các công đoạn trên đều nằm gọi trong khu xưởng chế biến khép kín mới diện tích 500m2 này. Trong đó, theo chị Yến, công đoạn quan trọng nhất để quyết định sợi mì ngon hay không phần lớn đến từ việc chọn gạo để làm. Loại gạo mà chị Yến sử dụng là một trong những đặc sản của địa phương - gạo Bao Thai.
Mỗi tháng cơ sở sản xuất bún khô sử dụng từ 12 đến 15 tấn gạo và cũng theo chị Yến số gạo này được thu gom ngay từ trong xã. Điều này đã tạo nên sự liên kết tiêu thụ sản phẩm đặc biệt ngay trong xã Kim Phú của thành phố Tuyên Quang. Cơ sở chế biến bún khô có thể sử dụng gạo của các hợp tác xã trong địa phương đồng thời biến những hạt gạo đó thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.