Miền tây nam bộ

  • Dĩa dưa leo xào mề gà bốc hơi thơm lựng. Gắp từng miếng chấm nước mắm chua, ngọt pha từ nước cốt chanh, đường, tỏi, ớt, … làm cho người thưởng thức thấy đã miệng.
  • Ở vùng quê xứ dừa Bến Tre, hẳn ít ai mà không từng sử dụng các vật dụng, hay đồ ăn thức uống làm từ dừa. Quả dừa có công dụng chính là lấy nước, cùi làm giải khát, thạch, sinh tố, bánh, mứt, ... Ngoài ra, vỏ quả dừa, xơ dừa, mùn dừa làm than, phân hữu cơ… Lá dùng để làm chất đốt, đan mành phơi bánh tráng, làm bánh rau mơ,... Đặc biệt là gỗ và rễ dừa dùng làm hàng mỹ nghệ.
  • Về miền Tây Nam Bộ trong nhưng ngày cao điểm của tháng hạn, nắng nóng như cháy da cháy thịt, được húp chén chè đậu xanh chan nước cốt dừa bỗng thấy mát lòng làm sao!
  • Đu đủ “mỏ vịt” không phải là một loại cây thuộc họ đu đủ, cũng chẳng phải là một tên gọi chính thức. Thực ra đó chỉ là một loại đu đủ xanh bình thường, nhưng người dân miền Tây quen gọi là đu đủ “mỏ vịt”.
  • Một cây cà rem ngọt, mát lạnh được người mua mút kĩ lưỡng để thưởng thức tận cùng hương vị của nó.
  • Cũng giống như sầu riêng, bản thân trái quách phát ra hai mùi thơm và khai khai cùng một lúc. Nên ai bắt gặp được mùi thơm ngay thì cho rằng ngon. Còn lỡ cảm nhận mùi hôi trước thì sẽ khoát tay không dám thử.
  • Món cơm chiều thật đơn giản với đĩa cá rô kho khóm mà đậm đà hương vị miền quê. Cái hay là nó không khó kiếm, khó làm, mà lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Cả tháng Ba này, miền Tây Nam bộ quê tôi nắng như thiêu như đốt. Trong cái nóng hầm hập ấy, lời bài ca “Còn thương rau đắng mọc sau hè” vẳng đến tâm thức tôi như lời nhắc nhở xa xưa: “Ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình, nhớ lũy tre xanh, dạo quanh khung trời kỷ niệm, chợt thèm rau đắng nấu canh”.
  • Đi mò tôm thường là lúc rảnh rang. Thế là tắm rửa xong, cùng tụ lại sân nhà ai đó trong xóm, người rút rơm, người bắt vài con tôm càng đem nướng, …
  • Đứa trẻ xin được vài đồng lẻ của cha mẹ, mua được ly đá bào húp rột rột mấy hơi cho đã khát. Đá tan ra, cũng là lúc ly nước cạn dần, …