Một khu rừng rậm ở Thanh Hóa, lội vô thấy dân bắt la liệt con đặc sản, hễ bán là hết sạch
Ở huyện này của Thanh Hóa, rừng rậm gần biển, dân vô bắt toàn con đặc sản, người ta tranh nhau mua
Hữu Dụng
Thứ ba, ngày 25/06/2024 05:27 AM (GMT+7)
Với những huyện ven biển ở Thanh Hóa, trong đó có huyện Hậu Lộc, rừng ngập mặn không chỉ là một lá phổi xanh khổng lồ, mà nó còn là vành đai bảo vệ xóm làng và là nơi sinh sôi của nhiều loài thủy sản, vô số con đặc sản mà hễ dân bắt được là người ta tranh nhau mua
Thanh Hóa có 102 km đường biển kéo dài từ các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, TP Sầm Sơn, Quảng Xương và TX Nghi Sơn.
Hiện thời tiết ngày càng chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu như: Xâm mặn, nước biển dâng, lũ lụt… Nhiều năm qua, Thanh Hóa đã triển khai các chương trình, dự án, phối hợp với tổ chức phi chính phủ đầu tư trồng hàng trăm hecta rừng ngập mặn, giúp phục hồi môi trường biển, giảm thiểu rủi ro thiên tai, hạn chế xói lở bờ biển mà còn tạo kế sinh nhai bền vững cho hàng ngàn cư dân ở các huyện trên.
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, toàn tỉnh này có gần 900 ha rừng ngập mặn, nằm chủ yếu tại 3 huyện: Hậu Lộc, Hoằng Hóa và Nga Sơn với các loại cây như sú, vẹt, bần chua. Dưới ánh nắng chói chang, rừng ngập mặn phủ một màu xanh mướt, như lá chắn xanh ôm trọn làng biển nơi đây
Theo ông Nguyễn Văn Toản - Phó Trưởng phòng phụ trách phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) cho biết: Hiện tại, hậu Lộc có hơn 600 ha rừng ngập mặn, trong đó, có hơn 370 ha là rừng có từ trước năm 2021 do huyện quản lý, 230 ha là rừng trồng mới, thuộc các dự án của UBND tỉnh và các tổ chức phi Chính phủ thực hiện nhưng chưa bàn giao cho địa phương.
Ngoài ra cùng theo ông Toản thì toàn huyện Hậu Lộc diện tích rừng ngập mặn chủ yếu ở 3 xã là Đa Lộc, Hải Lộc và Minh Lộc. Những tán rừng ngập mặn này không chỉ là “lá phổi xanh” khổng lồ mà nó còn có tác dụng như một lá chắn bảo vệ làng mạc trước gió bão mà nó nơi mưu sinh cho nhiều người dân nơi đây.
Bà Vũ Thị Hà ở xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Sau khi làm xong đồng ruộng thì bà dành nhiều thời gian kiếm sống nhờ vào những cánh rừng ngập mặn này để mưu sinh.
Hiện giá cáy đang giao động từ 40.000 đồng/kg, một ngày từ 5 giờ đến 10 giờ bà con nơi đây có thể kiểm 200.000 đồng nhờ vào những “lộc rừng” nơi đây.
Hiện giá cáy đang giao động từ 40.000 đồng/kg, một ngày từ 5 giờ đến 10 giờ bà con nơi đây có thể kiểm 200.000 đồng nhờ vào những “lộc rừng” nơi đây.
Dưới những tán rừng ngập mặn này là nơi sinh sống của các loài như: con cá thòi lòi, con cáy, con cua... nên bà con các nơi có rừng ngập mặn sẽ có thêm nguồn thu nhờ vào những “lộc rừng” này.
Cũng theo người dân xã Đa Lộc, thì cá còi là một “đặc sản” ở vùng biển này.
Đối với người dân Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa thì họ thường dậy từ lúc 5 giờ là lúc thủy triều xuống họ sẽ đi “săn” những loài hải sản dưới tán rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn ở Thanh Hóa không chỉ là một lá phổi xanh khổng lồ, mà nó còn là vành đai bảo vệ xóm làng và là nơi mưu sinh của nhiều người dân ở các huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc...
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.