Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nuôi sâu canxi giúp tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp, xử lý phân chuồng hiệu quả, chống ô nhiễm môi trường và tạo thành ấu trùng sâu làm nguồn thức ăn nhiều dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm.
Anh Trọng cho biết: Gia đình tôi nuôi gà, ngan. Trước đây, tôi tốn nhiều chi phí về thức ăn chăn nuôi. Tháng 8/2023, tôi được Hội Nông dân xã hỗ trợ giống, khay nuôi và tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi.
Sau thời gian nuôi gà, ngan bằng sâu canxi, tôi thấy vật nuôi nhanh lớn, ít bệnh, lông mượt hơn, chất lượng thịt thơm, ngon hơn và giá bán gà, ngan cao hơn so với nuôi thông thường 20 - 30 nghìn đồng/kg.
Chăn nuôi gia cầm bằng sâu canxi giúp giảm 50% lượng thức ăn công nghiệp, nhờ đó gia đình tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Gia đình ông Tải Quang Lài ở thôn Cốc Tủm, xã Phong Niên cũng phát triển kinh tế với mô hình nuôi sâu canxi làm thức ăn cho gà đẻ trứng.
Theo ông Lài, ưu điểm của mô hình là chi phí đầu tư thấp, dễ thích ứng, không mất nhiều công chăm sóc, lại tận dụng được chất thải trong nông nghiệp. Nguồn thức ăn của sâu là phân động vật, các loại rau, củ, quả bị hỏng.
Gia đình anh Thèn Văn Trọng ở thôn Cốc Tủm 2, xã Phong Niên (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) là một trong những hộ tiên phong tham gia mô hình nuôi sâu canxi do Hội Nông dân xã triển khai.
Loại sâu này rất giàu dinh dưỡng, giúp vật nuôi nhanh lớn, tăng sức đề kháng. “Gia đình tôi sử dụng sâu canxi trong nuôi gà đẻ trứng đem lại hiệu quả rõ nét: Gà đẻ liên tục, số lượng nhiều hơn, trứng to hơn, chất lượng tốt hơn, nếu để ấp nở thì đạt tỷ lệ 90%... Bên cạnh đó, phân sâu canxi bón cho vườn cây ăn quả rất tốt” - ông Lài nói.
Sâu canxi có khả năng tiêu hóa thành phần hữu cơ trong chất thải sinh hoạt, đặc biệt các loại rau, củ, quả bị hư hỏng... tạo nguồn thức ăn dinh dưỡng trong chăn nuôi, tạo thành chất mùn dinh dưỡng cho cây trồng.
Từ năm 2023, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai nuôi thí điểm ở 2 xã, đến nay mô hình đã được nhân rộng ra 9 xã thuộc 3 huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, với 450 hộ tham gia. Các hộ nuôi sâu canxi được tập huấn kỹ thuật nuôi, quy trình nuôi, hỗ trợ con giống...
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nuôi sâu canxi vừa làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, giảm chi phí trong chăn nuôi, tăng lợi nhuận cho nông dân, vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường từ nguồn rác thải hữu cơ trong sinh hoạt chưa qua xử lý, tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường.
Chỉ từ 10 g trứng sâu ban đầu, sau 15 - 20 ngày nuôi cho thu hoạch khoảng 25 - 30 kg sâu thành phẩm. Trong sâu canxi có thành phần dinh dưỡng cao, là loại thức ăn giàu dinh dưỡng, phù hợp cho chăn nuôi các loại gia cầm, thủy sản, giúp vật nuôi no lâu, nhanh lớn, giảm khoảng 20% - 50% lượng thức ăn chính, cho chất lượng thịt thơm ngon, giá bán cao.
Ông Tô Mạnh Tiến, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lào Cai cho biết: Sâu canxi chính là ấu trùng của ruồi lính đen. Gọi là sâu canxi bởi đến giai đoạn sâu trưởng thành hoặc lột xác để trở thành ruồi lính đen thì vỏ kén của sâu để lại chứa rất nhiều canxi.
Sản phẩm sâu trưởng thành dùng cho gia súc, gia cầm ăn để bổ sung nguồn dinh dưỡng, nhất là canxi nên rất tốt cho sự phát triển.
Nuôi sâu canxi cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng hộp xốp hoặc xô, chậu, thùng nhựa làm chỗ trú ẩn cho sâu. Từ nguồn con giống, sau thời gian nuôi, ấu trùng sẽ sinh trưởng nhân đàn lên gấp nhiều lần. Thức ăn của sâu chính là chất thải của động vật (phân lợn, phân trâu, phân gà…), các phế phẩm rau xanh.
Ông Tô Mạnh Tiến, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lào Cai: Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động nông dân duy trì và mở rộng mô hình nuôi sâu canxi, áp dụng các phương pháp chuyển đổi chất thải.
Có thể chuyển đổi chất thải trên đồng ruộng như rơm, rạ, phụ phẩm cây trồng và chất thải hữu cơ từ các hộ gia đình, kinh doanh, nhà hàng thành thức ăn nuôi sâu canxi, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.