Một nghề ở Thanh Hóa, trời càng nắng càng phải lao ra đồng, đó là nghề gì?

Thứ hai, ngày 05/06/2023 16:09 PM (GMT+7)
Trời càng nắng càng phải lao ra đồng, đó là nghề trồng cói. Dưới cái nắng nóng 38-41 độ C, nông dân vựa cói xã Quảng Phúc (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) “dầm nắng” để thu hoạch.
Bình luận 0
Một nghề ở Thanh Hóa, trời càng nắng càng phải lao ra đồng - Ảnh 1.

Đồng cói xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Cói được trồng vào tháng 2-3 âm lịch, tuổi thọ mỗi lứa cói có thể kéo dài đến 5 năm. Mỗi năm, cao điểm thu hoạch cói diễn ra từ tháng 4-5 đến tháng 9-10. Cói sau khi cắt sẽ được gom thành từng bó, rồi giũ, nhặt sạch cỏ, rác, sợi hỏng. Sau đó đem chẻ thành sợi nhỏ, đem phơi, rồi tiếp tục giũ. Phơi khô là công đoạn quan trọng nhất, bởi chỉ cần gặp mưa hoặc thiếu nắng là sợi cói không đạt độ chín, giảm giá trị. Chính vì vậy, trời càng nắng nông dân càng phải lao ra đồng. Mỗi ngày, 4 người làm cật lực mới có thể thu hoạch xong 1 sào cói.

Cói được phân thành 3 loại, loại trên 1,65m dùng dệt chiếu loại 1 hoặc đưa đi xuất khẩu, loại trung bình dài 1,5m đến 1,6m dệt chiếu cá nhân, còn lại sẽ làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như mũ, giỏ, túi xách,…

Ông Nguyễn Hữu Ninh (thôn Ngọc Nhị, xã Quảng Phúc) chia sẻ, nghề cói cực nhọc không khác gì nghề muối, càng nắng càng phải dầm mình ngoài đồng. Vì quá vất vả nên bây giờ thanh niên không chịu làm, chỉ còn người trung niên, người già cố theo nghề. Năm nay sản lượng cói không cao còn gặp ngay giá thấp. Nếu các năm trước giá cói từ 1,4-1,5 triệu đồng/tạ thì năm nay chỉ còn 1-1,2 triệu đồng/tạ. Thị trường xuất khẩu cói chủ yếu sang Nga và Trung Quốc đang gặp khó.

Một nghề ở Thanh Hóa, trời càng nắng càng phải lao ra đồng - Ảnh 2.

Để bớt nắng nóng, nông dân dùng bạt căng lên tại các vị trí làm việc

Một nghề ở Thanh Hóa, trời càng nắng càng phải lao ra đồng - Ảnh 3.

Công đoạn cắt cói thường do phụ nữ đảm nhận

Một nghề ở Thanh Hóa, trời càng nắng càng phải lao ra đồng - Ảnh 4.

Tỉ mẩn lựa các sợi cói đẹp, loại bỏ sợi hư, xấu

Một nghề ở Thanh Hóa, trời càng nắng càng phải lao ra đồng - Ảnh 5.

Cói được phơi khô ngay trên ruộng, người thu gom phải trùm kín để tránh nắng nóng

Một nghề ở Thanh Hóa, trời càng nắng càng phải lao ra đồng - Ảnh 6.

Cói sau khi cắt sẽ được giũ sạch, bó thành bó

Một nghề ở Thanh Hóa, trời càng nắng càng phải lao ra đồng - Ảnh 7.

Sau khi phơi khô, cói tiếp tục được giũ, làm sạch một lần nữa

Một nghề ở Thanh Hóa, trời càng nắng càng phải lao ra đồng - Ảnh 8.

Sạm đen vì "dầm nắng" làm cói

Một nghề ở Thanh Hóa, trời càng nắng càng phải lao ra đồng - Ảnh 9.

Chẻ cói ngay trên ruộng

Một nghề ở Thanh Hóa, trời càng nắng càng phải lao ra đồng - Ảnh 10.

Ông Nguyễn Hữu Ninh, thôn Ngọc Nhị (xã Quảng Phúc) trên ruộng cói nhà mình

Một nghề ở Thanh Hóa, trời càng nắng càng phải lao ra đồng - Ảnh 11.

Phút nghỉ ngơi của người làm cói

Một nghề ở Thanh Hóa, trời càng nắng càng phải lao ra đồng - Ảnh 12.

Niềm vui đơn sơ của người làm cói

Duy Cường (SGGP)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem