Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Vào tháng 5 năm 1981, tại Hưng Bình, Thiểm Tây (Trung Quốc), một người dân làng Đậu Mã thôn đang làm ruộng, nhưng đột nhiên phát hiện có thứ gì đó lấp lánh trong bùn đất. Lợi dụng xung quanh không có ai, anh ta đã lặng lẽ chôn con ngựa vàng lại vào đám đất.
Nghe tới đây, chắc hẳn nhiều khán giả đều có cùng một suy nghĩ: dân làng này họ sợ "vàng bạc khiến con người động tâm", nên đã âm thầm thu lượm cho riêng mình. Tuy nhiên, rốt cuộc vẫn có những người "chính trực" vào thời đại đó, giống như người nông dân tên Cao Quân Điền này. Thì ra sau khi bới lên con ngựa vàng trong đám bùn đất, anh ta mới phát hiện ra đó là một con ngựa vàng cực kỳ tinh xảo. Anh ngạc nhiên đến mức không thốt nên lời nhưng cũng nhận ra rất có thể đó là một di vật văn hóa cổ.
Anh Cao lo không bảo vệ được cổ vật văn hóa này và bị người khác phát hiện nên đã chôn lại xuống ruộng. Sau khi hoàn thành công việc đồng áng, anh đến Bảo tàng Mậu Lăng cách địa phương không xa, chủ động tường thuật mọi chuyện xảy ra và miêu tả chi tiết diện mạo của con ngựa vàng.
Hẳn là Cao Quân Điền không ngờ rằng thông tin báo cáo tích cực của mình lại cho phép một kho báu vô song chôn sâu dưới lòng đất hơn 2.000 năm được tái hiện trên thế giới. Sau khi nghe báo cáo, các chuyên gia ngay lập tức tổ chức một chuyến thăm Đậu Mã thôn.
Theo ý kiến của các chuyên gia, Đậu Mã thôn cách Mậu Lăng nơi Hán Vũ Đế yên nghỉ không xa, bởi vậy đây có khả năng là đồ bồi táng của Hán Vũ đế, hoặc có thể là của một vị hoàng thân quốc thích nào khác. Dưới sự hướng dẫn của Cao Quân Điền, nhóm khảo cổ đã đào được con ngựa vàng một cách dễ dàng. Thoạt nhìn con ngựa vàng này có hình dạng tráng kiện, tư thế oai phong lẫm liệt, hiển nhiên đây là một di vật văn hóa quý hiếm. Và con ngựa vàng này không phải là bất ngờ lớn nhất trong vụ thu hoạch khảo cổ này!
Hóa ra có tới 4 ngôi mộ cổ thời Hán với lịch sử hơn 2.000 năm và nhiều cỗ xe ngựa phục vụ bồi táng dưới lòng đất của Đậu Mã thôn. Theo thống kê của các chuyên gia, hơn 230 di vật văn hóa quý giá đã được khai quật chỉ trong khu vực "lòng bàn tay" của Đậu Mã thôn, bao gồm các di vật văn hóa bằng đồng, đồ sơn mài và đồ ngọc quý.
Trong số hơn 230 di vật văn hóa, quý giá nhất là lư hương bằng đồng được tìm thấy ở lăng số 1. Lư hương này cao 58 cm, gồm ba phần: phần đế, phần tay cầm dài và phần thân lư. Bên ngoài phần đế có dòng chữ khắc "trọng lượng, thời gian đúc", phần thân lư có tạo hình giống như Bác sơn.
Cái gọi là Bác sơn, thực ra là một tiên sơn (ngọn núi thần tiên) trong truyền thuyết cổ đại của Trung Quốc. Xung quanh nó có hai lời đồn đại: Theo một cách nói đầu tiên thì Bác sơn này nằm ở khu vực núi Bác Sơn của thành phố Chuy Bác, tỉnh Sơn Đông. Theo ghi chép trong "Khảo cổ đồ" do Lữ Đại Lâm, một nhà khảo cổ học nổi tiếng thời Bắc Tống viết, Bác Sơn giống như một ngọn núi thần tiên trên biển.
Giả thuyết thứ hai là khi Hán Vũ Đế đi Thanh Châu, ông đã nhìn thấy những ngọn núi thần tiên trên biển và tình cờ nhìn thấy một ảo ảnh. Sau khi trở về kinh đô, ngọn núi tiên thường hiện lên trong tâm trí nhà vua, nên đã lệnh cho một người thợ khéo tay đúc một chiếc lư đồng, nắp lư mô phỏng ba ngọn núi tiên trong "Sơn Hải kinh" là Bồng Lai, Phương trượng và Doanh châu, đem ba ngọn núi này hợp làm một, thể hiện ý nghĩa về sự chứa đựng linh hồn tiên sơn. Bởi vậy mới có tên là Bác Sơn.
Bởi vì các vị hoàng đế thời xưa đa số đều theo đuổi sự sản sinh, nên một chiếc lư hương mang hình tượng Bác Sơn như thế này gần như đã trở thành "tâm phúc" của triều đình và bát quan. Sau đó, sở thích của những người giàu có thời xưa đối với lư hương Bác Sơn cũng khiến cho vật liệu ngày càng trở nên đặc biệt, và nghề thủ công dần đạt đến đỉnh cao.
Để sở hữu một chiếc lư đồng Bác Sơn phi phàm như vậy. thân phận của chủ nhân ngôi mộ chắc chắn không tầm thường. Các chuyên gia dựa trên chữ "Vị Ương" khắc ở phần đế lư mà đoán rằng đây chắc chắn là bảo vật của cung Vị Ương – cung điện hoàng gia chính của triều đại nhà Hán. Tiếp đó, theo những chữ khắc trên một số đồ đồng khác được khai quật như chữ "Dương Tín gia", các chuyên gia thêm một bước khẳng định đây là chị gái của Hán Vũ Đế - Dương Tín công chúa, hay còn có tên quen thuộc là Bình Dương công chúa.
Tất nhiên, đây chỉ là suy đoán của các chuyên gia dựa trên những cổ vật văn hóa tìm thấy. Nhưng dù thế nào đi nữa, chiếc lư hương bằng đồng này có thể được coi là cổ vật tối cao cùng loại vào thời cổ đại, và việc nó được coi là bảo vật quốc gia là hoàn toàn có căn cứ.
Cuối cùng, để tuyên dương hành động chính trực, thật thà của Cao Quân Điền, cấp trên đã trao thưởng cho Đậu Mã thôn 2000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu đồng), trong đó 1000 nhân dân tệ được dùng để mua một chiếc ti vi màu duy nhất trong làng vào thời điểm đó, và Cao Quân Điền cũng nhận được thêm 100 nhân dân tệ (khoảng hơn 300 nghìn đồng).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.