Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thường trực Thành uỷ - HĐND – UBND TP.Hà Nội vừa tổ chức giao ban Quý II với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã theo hình thức trực tuyến.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đánh giá, các cấp, các ngành đã luôn đề cao tinh thần phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ, đập; không để xảy ra tình trạng khô hạn thiếu nước, ngập úng kéo dài và đặc biệt là giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra.
Về tăng cường công tác Phòng cháy chữa cháy & Cứu nạn cứu hộ trên địa bàn, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho biết, từ đầu nhiệm kỳ, Thành ủy Hà Nội đã có 14 cuộc họp về nội dung liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy, cho thấy đây là nội dung hết sức thực tiễn, cấp thiết.
Dù nhiều cố gắng, tuy nhiên, công tác này còn nhiều khó khăn, nhiều cơ sở vi phạm không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy, do sai phạm về trật tự xây dựng, trật tự đô thị ngay từ giai đoạn ban đầu, nhưng không được chính quyền địa phương xử lý triệt để, nghiêm minh.
Việc này dẫn đến nhiều vụ cháy làm chết nhiều người, thiệt hại nghiêm trọng về tài sản; đây là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý về xây dựng và trật tự xây dựng, có nhiều thời điểm còn "buông lỏng quản lý", dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự xây dựng kéo dài và không được triệt để trong xử lý.
Một số cấp ủy, chính quyền địa phương cấp huyện, xã chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, chưa chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về PCCC theo thẩm quyền, còn có tư tưởng "thoái thác", "trông chờ" vào lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ.
Để khắc phục tình trạng trên, vị lãnh đạo Thành uỷ Hà Nội đề nghị Ban cán sự đảng UBND TP.Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung xây dựng, sớm hoàn thiện "Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn Phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030".
UBND Thành phố, Thủ trưởng các đơn vị, sở, ngành, cấp ủy UBND quận, huyện, thị xã quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo, tập trung tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về công tác Phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô…
Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp phải thực sự quan tâm, chủ động trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước gắn với công tác Phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ theo thẩm quyền; phải xác định rõ công tác Phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ là của cả hệ thống chính trị, không phải chỉ riêng của lực lượng công an.
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng "phó mặc" công tác phòng cháy chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ.
Cùng với đó chủ động hướng dẫn các địa bàn, cơ quan, đơn vị, cơ sở xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ, lực lượng phòng cháy chữa cháy tình nguyện…; tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh tự trang bị, lắp đặt hệ thống cảnh báo cháy sớm để phòng ngừa sự cố, giảm nguy cơ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
Mặt khác thường xuyên, định kỳ kiểm tra, rà soát hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy trên địa bàn Thủ đô để chủ động trong công tác chữa cháy, đồng thời, kiến nghị các ngành chức năng, các cấp chính quyền giải tỏa kịp thời các vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, xây bục bệ, cầu dẫn, dựng barie, hàng rào, treo bảng, biển… gây cản trở hoạt động chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Khẩn trương nghiên cứu triển khai đầu tư, xây dựng hệ thống cấp nước chữa cháy trong các khu dân cư, các ngõ nhỏ xe chữa cháy không tiếp cận. Thường xuyên tổ chức diễn tập phương án chữa cháy có sự phối hợp với nhiều lực lượng tại các cơ sở trọng điểm, cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ cao…
Vị lãnh đạo Thành uỷ Hà Nội cũng đề nghị cần xem xét và gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, Thủ trưởng các đơn vị các sở, ngành trong công tác này.
Lĩnh vực nào, ngành nào, địa phương nào để tồn tại nhiều công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, để xảy ra các vụ việc cháy, nổ nghiêm trọng phải xem xét, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý theo quy định.
Về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 01/9/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn TP.Hà Nội, bà Nguyễn Thị Tuyến cho biết, từ những chỉ đạo sát sao, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn Thành phố đã có nhiều kết quả chuyển biến tích cực, rõ nét, đặc biệt là sau khi Thành ủy ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 01/9/2016; Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17/3/2021.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu, thời gian tới, đối với công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhóm giải pháp nêu tại Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 01/9/2016, Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội; Tiếp tục chỉ đạo rà soát, phân loại, nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận.
Đồng thời, chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Nhà ở năm 2023, Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Luật Đất đai, đảm bảo tinh thần cải cách hành chính, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.