Mùa thu hoạch dong riềng ở Bình Liêu vào dịp giáp Tết, đàn ông đi làm thuê nên trên cánh đồng chỉ có phụ nữ làm công việc này.
Chúng tôi có mặt tại xã Húc Động đúng vào vụ bà con thu hoạch dong riềng. Đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm miến dong nổi tiếng mang thương hiệu Bình Liêu. Húc Động có diện tích trồng dong riềng hơn 51ha và là xã trồng dong nhiều nhất huyện. Năm nay sản lượng dong ở Húc Động đạt khoảng 2.000 tấn củ.
Nhiều phụ nữ địu cả con ra đồng đào củ dong.
Dong thu hoạch ngoài ruộng được đưa về xếp thành đống lớn trước khi xay xát.
Người điều khiển máy xay xát củ rong cũng là phụ nữ.
Chị Đặng Thị Quý, thôn Mó Túc, xã Húc Động làm bột rong để sản xuất miến.
Trong các xưởng chế biến miến dong, phụ nữ cũng đóng vai trò chính.
Hiện tại diện tích vùng trồng dong riềng trên địa bàn huyện Bình Liêu ước tính hơn 123ha, sản lượng củ đạt 4.900 tấn cho ra khoảng 70 tấn miến dong sản phẩm. Huyện Bình Liêu có 20 cơ sở sản xuất miến dong quy mô HTX và hộ gia đình. Với số lượng cơ sở sản xuất này về cơ bản tiêu thụ hết nguồn nguyên liệu dong riềng cho bà con.
Dong sau khi chế biến được phơi trên những cánh đồng đã gặt.
Miến dong được phơi trên các con đường làng.
Sản phẩm miến dong được trưng bày tại gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông thôn mới của huyện Bình Liêu.
Theo Nghị quyết 165/NQ-HĐND huyện Bình Liêu về quy hoạch sản xuất hàng hoá tập trung năm 2015, định hướng đến năm 2020 để quy hoạch vùng tập trung dong riềng trên diện tích 500ha, đã quy hoạch 5 xã thành vùng trồng dong riêng chủ lực (Húc Động, Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc và Vô Ngại).
Công Thành (Báo Quảng Ninh)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.