Mùa nước nổi
-
Là vùng đất đầu nguồn sông Tiền, từ xưa đến nay, sản vật ở mảnh đất Tam Nông (Đồng Tháp) vào mùa nước nổi là vô cùng phong phú, đặc biệt là cá lóc. Vì vậy, ngoài việc đánh bắt, nghề làm khô cá ở đây cũng rất phát triển.
-
“Muốn ăn bông súng, cá linh/ Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm”. Đó là 2 câu ca dao quen thuộc ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt lại được nhắc tới nhiều hơn trong mùa nước nổi này.
-
Tại các huyện đầu nguồn tỉnh An Giang, Đồng Tháp và những cánh đồng nằm dọc theo hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu, hằng năm cứ đến mùa nước nổi là ngoài đồng bà con ta thường đi chài, lưới, đặt dớn, đặt lọp bắt cá… Nhưng thú vị nhất phải kể là nghề đẩy côn.
-
Đến miền Tây vào mùa con nước, chuyện trò rôm rả với người dân địa phương và thưởng thức cháo vịt sóng sánh, béo ngậy là một trải nghiệm thú vị dành cho lữ khách.
-
Mùa nước nổi, cua đồng ở các huyện biên giới Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) được xếp vào hàng đặc sản luôn được thị trường săn đón nên dù giá cao vẫn luôn ở tình trạng "cháy hàng".
-
Những ngày này, ở miền Tây, các làng nghề sản xuất lờ, lộp, xuồng... đang nhộn nhịp ngày đêm để kịp làm ra những loại dụng cụ, phương tiện đáp ứng nhu cầu người dân đánh bắt cá mùa nước lũ.
-
Không biết từ bao giờ, người miền Tây Nam bộ đã có câu hát đố quen thuộc: “Nước không chưn sao kêu nước đứng?/ Con cá không thờ sao gọi cá linh?”.
-
Con cá linh - món quà "trời ban" xưa nay vốn là loài cá tự sinh và lớn dần theo con nước, từ thượng nguồn đổ về, lần theo các sông, rạch tràn vào biển lúa mênh mông để trở thành một món ăn "đặc sản" của vùng quê miền Tây này.
-
Mặc dù mới đầu mùa mưa, nước nổi phía thượng nguồn chưa tràn về nhưng hiện nay nhiều trại xuồng đóng ghe bầu ở thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu miệt đồng bằng đã rộn ràng tiếng cưa, tiếng đục.
-
Những tháng ngày nắng nóng như lửa cháy, đồng ruộng khô nứt nẻ, công việc đồng áng cũng rảnh rỗi, đây là thời gian người nông dân miền Tây Nam bộ thường hay tát mương bắt cá. Sau đó, họ đào vét lại mương đìa để nhử cá, tôm kéo đến trú ngụ cho năm sau.