Mỹ sắp bị Trung Quốc “soán ngôi” trong cuộc đua không lực?

Văn Biên (theo Defensetech) Thứ ba, ngày 09/12/2014 18:47 PM (GMT+7)
Ưu thế về sức mạnh trên không của không quân Mỹ so với không quân Trung Quốc đang trên đà giảm sút nhanh chóng. Bởi lẽ đất nước đông dân nhất thế giới không ngừng đẩy nhanh việc hiện đại hóa các chiến đấu cơ, máy bay vận tải và máy bay tàng hình.
Bình luận 0

Theo đánh giá của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh Tế Mỹ-Trung năm 2014 gần đây cho biết, các chuyên gia độc lập được Quốc hội Mỹ chỉ định đã đánh giá rằng cán cân cân bằng quân sự Mỹ và Trung Quốc về mặt không quân đang có những thay đổi nhanh chóng.

Theo đó, phía Trung Quốc được cho là đang tăng cường hiện đại hóa sức mạnh không quân. Hiện nay nước này có khoảng 2.200 máy bay đang hoạt động, trong số đó có tới 600 chiếc được xếp vào loại máy bay hiện đại.

img

Ảnh mô phỏng chiến đấu cơ hàng khủng F-35 của Mỹ bắn tên lửa mới. Ảnh: Globalaviationreport

“Vào những năm đầu 1990, Bắc Kinh bắt đầu chương trình hiện đại hóa toàn diện nhằm nâng cấp lực lượng Không quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) từ phạm vi hoạt động tầm ngắn, xu hướng phòng thủ với khả năng hạn chế sang một lực lượng đa năng, hiện đại có khả năng tác chiến trên không ra bên ngoài biên giới Trung Quốc, bao gồm cả việc phòng thủ tên lửa và trên không cũng như việc cung cấp các cảnh báo sớm”, báo cáo của Quốc hội Mỹ tiết lộ và được tờ Defensetech (3.12) trích lại.

Thậm chí một ủy viên thuộc Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung còn cho biết trên tờ Military.com rằng, ông muốn Quốc hội Mỹ phải cung cấp những kinh phí cần thiết để giúp Mỹ duy trì được sự ưu trội về công nghệ không quân trong bối cảnh Trung Quốc đang có những tiến bộ nhanh chóng. Những yêu cầu này sẽ bao gồm cả việc cấp quỹ cho  chiến lược tái cân bằng sức mạnh không lực ở Thái Bình Dương của Lầu Năm Góc.

>> Những “vũ khí độc” của tàu dân sự là khắc tinh với cướp biển 

“Mỗi năm chúng tôi đưa ra 40-50  kiến nghị đối với Quốc hội. Trong đó các ủy viên đều nhấn mạnh tới 10 kiến nghị quan trọng nhất. Trong số 10 kiến nghị của năm nay có kiến nghị đảm bảo ngân sách để đáp ứng chiến lược tái cân bằng sức mạnh ở Thái Bình Dương”, Larry, Wortzel, một ủy viên có nhiệm vụ giám sát việc biên soạn và xuất bản đánh giá hàng năm về vấn đề sức mạnh quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc cho biết.

Về máy bay tàng hình, đánh giá trên có đề cập tới các chuyến bay của J-20, một máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc được cho là tiên tiến nhất so với các máy bay hiện được triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng được cho là đang thử nghiệm một phiên bản chiến đấu cơ tàng hình nhỏ hơn, được gọi là FC-31.

Mặc dù theo một số nhà phân tích vũ khí, FC-31 vẫn còn chưa thể sánh với khả năng công nghệ của siêu phẩm F-35 Mỹ. Nhưng theo báo cáo đánh giá, lợi thế công nghệ của Mỹ về vũ khí, các thiết bị hải quân và không quân cũng đang bị sụt giảm nhanh chóng.

img 
Chiến đấu cơ J-11 Trung Quốc không kém gì F-15 đã nâng cấp của Mỹ?

Qua so sánh đội máy bay Mỹ và Trung Quốc trong vòng gần 20 năm trở lại đây, giới phân tích cho biết, dù vào năm 1995, chiếc J-6 của Trung Quốc còn lâu mới đạt được công nghệ của F-15, F-16 hay F/A-18 của Mỹ, nhưng đến nay thì các chiến đấu cơ J-10, J-11 của Trung Quốc lại chẳng kém gì máy bay F-15 đã qua nâng cấp của Mỹ.

Cùng với J-10, J-11, Trung Quốc cũng sở hữu những máy bay do Nga thiết kế như Su-27, Su-30 các loại và còn có thể nhận được chiến đấu cơ tối tân Su-35 từ Nga. Trong đó, Su-35 được đánh giá có tính linh hoạt cao, tăng đáng kể phạm vị hoạt động với động cơ tốt và radar tiên tiến, đồng thời nó lại có thể tích hợp được vào phi đối chiến đấu cơ nội địa ở hiện tại và tương lai của Trung Quốc.

>> Nga sẽ bán Su-35 trang bị "siêu động cơ" cho Trung Quốc 

Ngoài công nghệ tàng hình, công nghệ chiến đấu và hệ thống điện tử của máy bay Trung Quốc cũng được cải thiện. Trong suốt 15 năm qua, Trung Quốc được cho là đã tăng ồ ạt khả năng của không lực bằng các tên lửa không đối không.

Nếu vào năm 2000, các phiên bản Su-27 Trung Quốc bị giới hạn về phạm vi tác chiến và tầm nhìn của các tên lửa, thì hơn 10 năm qua, Trung Quốc đã mua một loạt tên lửa  không đối không tầm ngắn và tầm trung thông minh, cùng các vũ khí dẫn đường chính xác hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, các loại bom dẫn đường bằng vệ tinh, tên lửa chống bức xạ, bom dẫn đường bằng laser, các tên lửa hành trình đối đất và chống tàu tiên tiến, tầm xa.

Báo cáo đánh giá còn lưu ý, đội ngũ tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc như DF-31, DF-31A, dự kiến còn có DF-41 cũng sẽ hỗ trợ đáng kế vào việc giành ưu thế trên không của Trung Quốc so với Mỹ.

Hiện Trung Quốc được cho là gặp phải một hạn chế do số lượng máy bay tiếp nhiên liệu còn thiếu về kích cỡ và độ hiện đại. Nhiều máy bay chở dầu hiện tại không được thiết kế công nghệ tiếp nhiên liệu trên không.

Những ưu thế trên của không lực Trung Quốc được đánh giá có thể sẽ sớm khỏa lấp khoảng cách với không lực Mỹ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem