Mỹ sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí mạnh nhất ở Ukraine?

Minh Nhật (theo New York Times) Thứ năm, ngày 24/03/2022 13:00 PM (GMT+7)
Nhà Trắng đã âm thầm tập hợp một nhóm quan chức an ninh quốc gia để phác thảo các kịch bản về cách Mỹ và đồng minh sẽ phản ứng nếu Nga sử dụng vũ khí mạnh nhất trong kho của họ ở Ukraine.
Bình luận 0
Mỹ sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí mạnh nhất ở Ukraine? - Ảnh 1.

Khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra vài ngày, các lực lượng răn đe hạt nhân của Nga đã được đặt trong tình trạng báo động cao để đáp lại những tuyên bố "thù địch" của Mỹ, NATO. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Theo New York Times, một số quan chức tham gia quá trình này cũng đang xem xét các biện pháp đáp trả nếu các lực lượng Nga tiến vào lãnh thổ NATO để tấn công các đoàn xe chở vũ khí và viện trợ tới Ukraine. 

Nhóm quan chức Nhà Trắng họp ba lần một tuần và trong các phiên họp kín, họ cũng đang xem xét các phản ứng nếu Nga tìm cách mở rộng cuộc chiến sang các quốc gia láng giềng, bao gồm Moldova và Georgia.

Các quan chức cũng đang xem xét cách các quốc gia châu Âu ứng phó với những người tị nạn trên quy mô chưa từng thấy ở nhiều thập kỷ. Nhóm được thành lập dựa trên một văn bản có chữ ký của Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của ông Biden -  vào ngày 28/2, 4 ngày sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.

Những tình huống dự phòng đó được cho là sẽ trở thành trọng tâm của một phiên họp bất thường ở Brussels vào thứ Năm 24/3, khi Tổng thống Biden gặp các nhà lãnh đạo của 29 quốc gia NATO khác.

Cuộc họp sẽ lần đầu tiên diễn ra sau các cánh cửa đóng kín, các quan chức sẽ phải bỏ lại điện thoại di động và các trợ lý của họ.

Chỉ một tháng trước, những kịch bản như vậy thường được xem là lý thuyết nhiều hơn. Nhưng ngày nay, từ Nhà Trắng đến trụ sở của NATO ở Brussels, đã có sự công nhận rằng Nga có thể chuyển sang sử dụng những vũ khí mạnh nhất trong kho vũ khí của mình để thoát khỏi tình trạng bế tắc quân sự.

Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg đã nhấn mạnh tính cấp thiết của nỗ lực chuẩn bị đối phó với điều này vào hôm thứ Tư 23/2 khi ông lần đầu tiên nói với các phóng viên rằng, ngay cả khi người Nga chỉ sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt bên trong Ukraine, họ có thể tạo ra "hậu quả nghiêm trọng" cho người dân các quốc gia NATO. 

Ông Stoltenberg dường như đang ám chỉ về các đám mây hóa học hoặc phóng xạ có thể vượt qua biên giới Ukraine. Một vấn đề đang được xem xét là liệu thiệt hại như vậy có được coi là một "cuộc tấn công" vào NATO theo hiến chương của khối để kích hoạt phản ứng quân sự chung hay không.

Ông Stoltenberg cũng cho biết, ông mong đợi "các đồng minh sẽ đồng ý cung cấp hỗ trợ bổ sung, bao gồm hỗ trợ an ninh mạng và trang thiết bị để giúp Ukraine tránh khỏi các mối đe dọa hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.

Thượng nghị sĩ Mỹ Jack Reed, một đảng viên Đảng Dân chủ  - người đứng đầu Ủy ban Dịch vụ Vũ trang, cho biết hôm thứ Tư rằng, nếu Nga sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, họ sẽ đối mặt với "hậu quả" ngay cả khi việc sử dụng vũ khí chỉ giới hạn ở Ukraine.

Ông Reed cho biết, ví dụ, bức xạ từ vũ khí hạt nhân có thể xâm nhập vào một quốc gia NATO - láng giềng của Ukraine và được coi là một cuộc tấn công nhằm vào một thành viên NATO.

 “Điểm mấu chốt là quyết định của NATO. Đó không phải là quyết định của một mình Tổng thống (Biden). Tôi không nghĩ ông ấy muốn đơn phương hành động", ông Reed nói.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem