TS Nguyễn Ngọc Trường - Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế nhận định khi trả lời phỏng vấn NTNN.
Thưa ông, chuyến thăm Mỹ của Ngoại trưởng Trung Quốc vừa kết thúc, nhưng hầu như không tiết lộ thông tin nào liên quan đến những căng thẳng đang diễn ra trên Biển Đông. Ông bình luận gì về chuyến thăm này?
- Trong chuyến đi này có nhiều vấn đề được bàn đến và căng thẳng trên Biển Đông không nằm ngoài chương trình thảo luận của ngoại trưởng hai nước Mỹ, Trung Quốc. Trung Quốc có 90 cơ chế song phương, trong đó những chuyến thăm cấp Bộ trưởng đặc biệt quan trọng. Chuyến thăm Mỹ của ông Vương Nghị nằm trong quá trình Mỹ- Trung định hình quan hệ song phương.
Trung Quốc đã hoàn tất giai đoạn xây dựng, bồi đắp trái phép trên Biển Đông. Ảnh: Reuters
Còn khả năng trả đũa bằng chính hành động quân sự thì sao, thưa ông? - Tôi cho rằng, không có khả năng xảy ra xung đột trên Biển Đông thời điểm này.
|
Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang gia tăng căng thẳng, hai bên sẽ tìm cách để giải quyết, nhân nhượng, thậm chí thỏa hiệp. Bắc Kinh vẫn kiên trì với quan điểm không để vấn đề Biển Đông làm ảnh hưởng đến đại cục trong quan hệ Mỹ- Trung. Như vậy, dù có bàn về Biển Đông trong chuyến thăm này thì cũng chỉ xoa dịu tình hình. Trung Quốc hoạt ngôn, ngoa ngôn nhưng không thay đổi quan điểm và âm mưu của họ.
Việc Trung Quốc đưa tên lửa, dựng radar, điều máy bay chiến đấu ra Biển Đông là cách họ làm để tăng cường sự hiện diện quân sự trên vùng biển này và đặt cả thế giới vào sự đã rồi. Trước tiên, quân sự hóa Hoàng Sa, rồi đến Trường Sa, mức độ vi phạm của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng.
Ông đánh giá hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông mà Trung Quốc đang thực hiện đang ở giai đoạn nào và mức độ ảnh hưởng đến an ninh khu vực ?
- Những động thái của Trung Quốc trong những ngày qua trên Biển Đông là giai đoạn triển khai hiện thực hóa âm mưu độc chiếm Biển Đông. Trung Quốc đã hoàn thành giai đoạn bồi lấp, cải tạo và triển khai hệ thống quân sự. Kể từ năm 2014 đến nay, Trung Quốc bước vào giai đoạn thứ sáu, giai đoạn thay đổi nguyên trạng Biển Đông và nhằm xác lập những nỗ lực trên thực tiễn để kiểm soát vùng biển này. Những loại vũ khí mà Trung Quốc đã đưa ra Biển Đông rõ ràng là quân sự hóa, không chỉ thách thức mà còn đe dọa đến nền hòa bình, ổn định trên Biển Đông và trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Tôi muốn nhắc lại rằng, chắc chắn ông Vương Nghị đến Washington là để xoa dịu tình hình, nhưng thủ đoạn của Bắc Kinh thì không thay đổi.
Chuyên gia phân tích quốc tế Nguyễn Ngọc Trường. Ảnh Đ.T
Theo ông, Mỹ sẽ dễ dàng chấp nhận sự “xoa dịu” từ ông Vương Nghị?
- Mỹ sẽ tiếp tục tìm cách gây sức ép lên Trung Quốc. Nhưng có một thực tế là Trung Quốc đang nắm được thực tiễn ở Biển Đông. Tuy vậy, những biện pháp răn đe, trả đũa của Mỹ không nhất thiết chỉ diễn ra ở Trường Sa, hay thông qua các hoạt động tuần tra để đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải ở vùng biển này. Theo tôi, Mỹ có thể làm hơn thế mà Trung Quốc sẽ phải sợ, ví như Mỹ đưa hệ thống phòng thủ tên lửa vào Hàn Quốc; Mỹ có thể áp dụng chính sách bán vũ khí cho Đài Loan… Tóm lại, Mỹ có thể trả đũa Trung Quốc bằng nhiều biện pháp khác nhau, ảnh hưởng đến hợp tác quốc phòng của hai bên.
Tuy nhiên, tôi cho rằng không có xung đột quân sự Mỹ- Trung trên Biển Đông trong thời điểm này.
Xin cảm ơn ông!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.