Nà Ớt đa dạng nông sản để thoát nghèo

Kiều Thiện Thứ ba, ngày 30/12/2014 13:00 PM (GMT+7)
Với 701 hộ thuần nông nhưng cả xã Nà Ớt (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) chỉ có vẻn vẹn 32ha lúa và chỉ gieo trồng được 1 vụ, năng suất thấp... Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của xã trên 73,7%, đứng thứ 2 trong số 22 xã, thị trấn của huyện về sự đói nghèo.
Bình luận 0

Khó đủ bề

Ông Hoàng Mạnh Phúc - Bí thư Đảng ủy xã Nà Ớt thành thật chia sẻ: Là xã vùng 3, hầu hết là người dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú… trong điều kiện cơ sở hạ tầng kém phát triển nên nhiều năm qua Nà Ớt vẫn nằm trong diện đặc biệt khó khăn của huyện Mai Sơn. Lý giải về sự đói nghèo của người dân, ông Phúc bảo: Bà con cũng cố gắng nhiều, cán bộ cũng bám dân vận động nhưng địa hình ở đây toàn đồi núi dốc nên đường giao thông không thuận tiện; làm ruộng thì thiếu đất, thiếu nước; làm nương thì vướng vào đất lâm nghiệp; chuyển đổi sản xuất thì ở vùng sâu này cũng khó biết làm gì để nâng cao mức sống…

img

Trồng cây ý dĩ xen ngô đã cho người dân Nà Ớt thu nhập thêm 10 triệu đồng/ha/vụ.     


Đến với các bản Ọ Lọ, Xà Vịt, Huổi Dên, Lụng Cuông… thấy đời sống của người dân thật nhiều khó khăn. Anh Lù A Lo - dân bản Lụng Cuông cho biết: “Cả bản tuy làm nông nghiệp nhưng không nhà ai có mét ruộng nào cả; đất nương cũng chỉ có rất ít thôi. Hơn 700 hộ dân xã này cũng chỉ có 172ha nương lúa. Khí hậu ở đây lạnh, có trồng sắn, trồng ngô thì năng suất cũng chỉ bằng 1/3 so với vùng khác; chăn nuôi thì bị dịch bệnh, giá rét làm chết. Vì thế hầu hết dân bản đều phải xin gạo cứu đói khi giáp hạt. May là vừa qua, điện đã được kéo đến với mấy bản vùng cao này, nên đã tạo thêm cho chúng tôi có điều kiện cải thiện sinh hoạt và sản xuất”.

 

Hướng đi đa dạng nông sản

Quan điểm

Ông Hoàng Mạnh Phúc
 Chúng tôi đã xây dựng lộ trình xóa nghèo với những mục tiêu bước đầu không lớn nhưng phải thoát nghèo một cách bền vững. 
Nhiều khó khăn là vậy nhưng Nà Ớt không bó tay trước đói nghèo và đã tìm ra cách xóa nghèo cũng đơn giản: Phát triển hàng hóa trên cơ sở đa dạng nông sản. “Ngoài cây lúa nước, lúa nương, ngô, sắn truyền thống, xã đã đưa thêm cây dong riềng, cà phê vào trồng và đã có những kết quả bước đầu. Trong chăn nuôi, ngoài tăng tổng đàn gia súc thì những vật nuôi đang trở thành hàng hóa bán chạy như: Dê, lợn cắp nách, gà vịt bản, ngựa… được ưu tiên đầu tư phát triển. “Chúng tôi phối hợp tốt với các doanh nghiệp để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, vốn, giống, phòng trừ dịch bệnh kịp thời trong sản xuất. Vừa qua, xã đã mở được 9 lớp khuyến nông cho hơn 430 lượt bà con tham gia” – anh Lường Văn Biên, cán bộ Văn phòng UBND xã Nà Ớt cho hay.

 

Bà Lò Thị Ương ở bản Nà Un cho biết: “Vài năm gần đây chúng tôi được đầu tư nhiều dự án phát triển sản xuất, đã giúp bà con tự tin hơn trong việc tìm cách thoát nghèo, giúp chúng tôi có thêm nguồn thu khá tốt mà không phải phá rừng để mở rộng đất nương. Chúng tôi còn được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất. Cái nghèo chắc sẽ sớm bị đuổi ra khỏi bản thôi”.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem