Nâng cao trách nhiệm giám sát của Hội

Thứ ba, ngày 13/08/2013 06:34 AM (GMT+7)
“Công tác kiểm tra, giám sát của Hội rất quan trọng. Với không ít phong trào, dự án, hoạt động kiểm tra, đôn đốc là việc làm cấp thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động” - ông Sùng Chứ Thếnh - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) tỉnh Điện Biên tâm sự.
Bình luận 0
Là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em chung sống, trình độ dân trí còn hạn chế nên Hội ND tỉnh đã xác định: Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát để nắm bắt kịp thời những thuận lợi, khó khăn và có hướng giải quyết thoả đáng.

Những dự án đầu tư dạy nghề và phát triển làng nghề truyền thống ở Điện Biên  thật sự giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập.
Những dự án đầu tư dạy nghề và phát triển làng nghề truyền thống ở Điện Biên thật sự giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập.

Giám sát chặt chẽ

Chị Mùa Thị Dơ, dân tộc Mông ở bản Sính Phình, xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa, tâm sự: Có nhiều dự án kinh tế, xã hội được triển khai đầu tư cho ND vùng cao như: Cấp cây, con giống; hỗ trợ khai hoang ruộng nước, đào tạo nghề, vay vốn làm nhà, vay vốn chuyển đổi sản xuất… Những chương trình, dự án đó nếu được giám sát, kiểm tra, đôn đốc sát sao thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Như việc hỗ trợ ngô giống cho đồng bào dân tộc thiểu số, nếu không có sự kiểm tra, phối hợp giữa các tổ chức thì sẽ sinh ra chuyện một hộ được cấp nhiều nguồn giống ngô, lúa khác nhau, rất khó cho canh tác.

Ý thức rõ điều đó, 5 năm trở lại đây, công tác kiểm tra, giám sát của Hội ND Điện Biên được Ban Thường vụ Hội quan tâm đặc biệt. Các cấp hội đã tổ chức hơn 1.300 cuộc kiểm tra, giám sát. Nội dung tập trung cao vào kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, của Hội; bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. "Trong quá trình giám sát, chúng tôi luôn quan tâm tới việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, bởi đây là động lực để phát huy sức mạnh toàn dân, toàn diện, giúp cấp trên có nhiều thông tin quan trọng" - ông Thếnh tâm sự.

Nông dân hưởng lợi

"Hoạt động kiểm tra, giám sát của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào khi thực hiện ở mỗi địa bàn thì người nông dân là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất. Trong các cuộc kiểm tra, giám sát, ND được phát biểu ý kiến, được nghe những thông tin chính xác và qua kiểm tra những quyền lợi khác sẽ tiếp tục được bổ sung, tăng cường để hỗ trợ ND thuận lợi hơn" - đó là tâm sự của anh Giàng A Tùng - Trưởng bản Chóp Ply, xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông.

Cũng theo anh Tùng, không chỉ được hưởng lợi từ những dự án kinh tế mà hoạt động kiểm tra cũng mang lại nhiều lợi ích xã hội khác, như cách thức phòng chống, cai nghiện ma tuý được điều chỉnh để nâng cao hiệu quả chống tái nghiện, tái trồng cây thuốc phiện; cách huy động sức dân vào những dự án trồng và bảo vệ rừng đã thay đổi theo hướng giúp người dân hưởng lợi nhiều hơn; cách vận động, tuyên truyền về phát triển giáo dục, sinh đẻ có kế hoạch… cũng sát với thực tế hơn.

"Trong quá trình giám sát, chúng tôi luôn quan tâm tới việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, bởi đây là động lực để phát huy sức mạnh toàn dân, toàn diện, giúp cấp trên có nhiều thông tin quan trọng".
Ông Sùng Chứ Thếnh
Không chỉ tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra từ tổ chức cán bộ hội, Hội ND tỉnh còn có giải pháp giúp ND nâng cao hiểu biết pháp luật và thực thi giám sát cộng đồng, hoá giải các mâu thuận nội bộ.

"5 năm qua, Hội đã phối hợp tổ chức gần 4.440 buổi tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho hàng chục ngàn hội viên, ND; trợ giúp pháp lý cho 2.428 lượt hội viên ND; xây dựng nhiều CLB "Nông dân với pháp luật" với 1.445 thành viên.

Nhờ vậy hàng ngàn vụ mâu thuẫn trong ND đã được hoà giải; góp phần ngăn chặn những tư tưởng lệch lạc, sai trái trong cán bộ, hội viên" - ông Thếnh cho biết.

Kiều Thiện (Kiều Thiện)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem