Nên bỏ con dấu dùng cho doanh nghiệp

Hải Phong (ghi) Thứ ba, ngày 11/11/2014 07:49 AM (GMT+7)
Trong dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi Quốc hội thảo luận ngày 10.11, một nội dung được quan tâm là việc bỏ con dấu cho doanh nghiệp (DN). Cụ thể, DN được tự làm con dấu và đăng ký con dấu đó với cơ quan quản lý. 
Bình luận 0

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 10.11, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc đề xuất:

- Chúng ta nên áp dụng ngay khi Luật DN sửa đổi có hiệu lực. Đấy cũng là một trong những nội dung của cải cách các thủ tục hành chính cho DN. Khi chúng tôi làm việc với các tổ chức quốc tế, họ cho rằng nếu chúng ta cải cách được các thủ tục con dấu thì việc nâng hạng của Việt Nam trong đầu tư sẽ nâng rất cao, bởi thủ tục hiện nay rất phức tạp. Trong dự án luật đưa ra giải pháp tương đối phù hợp với điều kiện nước ta, tức là quy định có những trường hợp DN không phải sử dụng con dấu. Nếu đối tác không yêu cầu thì ta không phải dùng con dấu.

img 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc

Nhưng trong một số trường hợp, vì một lý do nào đấy cần có xác nhận tính xác thực của DN đối với một nhân thân nào đấy, cán bộ nào đấy, nhân viên nào đấy… phải có con dấu thì DN phải dùng con dấu. Trong dự án luật cũng quy định DN có thể có nhiều con dấu.

img Doanh nghiệp luôn mong muốn đơn giản hóa thủ tục hành chính để tập trung cho sản xuất, kinh doanh. (Ảnh minh hoạ) 

 

Như vậy, trong một số trường hợp DN sẽ không phải sử dụng đến con dấu, thưa ông?

- Quan điểm của Thủ tướng, cộng đồng DN cũng muốn bỏ con dấu để phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, cũng có ý kiến là phải tính đến điều kiện của Việt Nam. Cho nên, trong dự án luật cũng thể hiện con dấu là dấu DN, có nghĩa là cho DN được tự quyết định vấn đề đó, quyết định hình thức, nội dung và đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh để thông báo với họ tôi có con dấu như vậy.

Thưa ông, liệu chúng ta có lường hết được những tình huống sẽ xảy ra khi không dùng con dấu?

- Trường hợp nào trong lĩnh vực nào cũng có người lạm dụng quy định để giả mạo chứ không chỉ mình con dấu. Vì thế mình phải quản lý bằng cách khác. Trước hết là DN phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh mẫu con dấu và phải công bố mẫu con dấu ấy trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang đăng ký DN. Cơ quan công an có thể căn cứ vào mẫu đó để kiểm soát việc giả hay không giả.

Quan điểm của các cơ quan quản lý trong việc bỏ con dấu ra sao, thưa ông?

- Tinh thần của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư là ủng hộ cải cách. Với Bộ Công an thì trong dự án Luật Công an vẫn có quy định “Bộ Công an quản lý con dấu theo quy định của pháp luật”. Pháp luật ở đây có thể hiểu là theo quy định của Chính phủ. Con dấu ở đây có thể hiểu là của cơ quan quản lý, DN. Tôi cũng đã có lần báo cáo với Thủ tướng, nếu ta cần phân loại thì Bộ Công an quản lý con dấu của cơ quan, tổ chức, vì nó đòi hỏi yêu cầu về an ninh. Nhưng con dấu của DN thì không nhất thiết Bộ Công an phải quản lý mà có nhiều biện pháp khác.

Xin cảm ơn ông!

  ĐBQH Cao Sỹ Kiêm: Bỏ con dấu là việc cần làm

Theo tôi, đây là đề xuất để theo sát với thông lệ quốc tế, thay bằng những điều khoản ràng buộc hay quy trách nhiệm. Ở nước ngoài, anh được làm con dấu nhưng khi xảy ra vấn đề anh phải chịu trách nhiệm. Còn ở nước mình lại ngược với quốc tế, cứ có dấu đỏ là yên tâm, mặc dù qua con dấu, tôi không biết anh là ai. Các nước không cần con dấu, người ta không căn cứ vào con dấu và con dấu không là gì. Ví dụ những hợp đồng lớn ký qua mạng điện tử thì làm gì có con dấu mang đi đóng, thay vào đó chỉ có ngày, xuất xứ địa chỉ ấy, con người ấy được pháp luật công nhận.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem