Và cô đã đưa ra những lập luận chặt chẽ, có giá trị trên Huffington Post để bảo vệ quan điểm không nên sử dụng tên gọi nữ "nghệ sĩ".
Thống kê cho thấy, năm 2013, top 100 họa sĩ có tranh bán đấu giá doanh thu cao nhất đều là nam giới. Năm 2014, không có nữ họa sĩ nào lọt vào top 40 nghệ sĩ có tranh bán đấu giá cao nhất.
Còn theo nhóm nghệ thuật vì nữ quyền Pussy Galore, năm 2015, chỉ có 5 trong số 34 phòng trưng bày nghệ thuật trong đó có nữ họa sĩ chiếm 50%. Kể từ năm 2007, chỉ có 29% các cuộc triển lãm cá nhân tại bảo tàng nghệ thuật Whitney của Mỹ là dành riêng cho các nữ nghệ sĩ. Cũng trong năm 2013, chỉ có 24% là nữ nắm giữ vị trí giám đốc bảo tàng với ngân sách trên 15 triệu đô la.
Các nghệ sĩ nữ hiếm khi là đại diện trong giới nghệ thuật
Còn Georg Baselitz – nam họa sĩ người Đức mới đây từng nói: “Dù các lớp hội họa trong các học viện nghệ thuật có tới 90% là nữ nhưng thực tế là rất ít trong số họ thành công. Nếu phụ nữ có đủ tham vọng để thành công thì họ có thể làm như vậy nhưng đến giờ họ đã thất bại khi chứng minh rằng mình muốn thành công”.
Thực tế, rất hiếm khi phụ nữ là đại diện trong giới nghệ thuật. Vì thế, theo Emma Gray, Trưởng ban biên tập phụ nữ của Huffingtonpost, chúng ta sử dụng tên gọi “nữ nghệ sĩ” để tôn vinh những người phụ nữ khi họ luôn bị lép vế so với nam giới. Trái lại, Katherine Brooks lại đưa ra một loạt các lập luận về việc không nên sử dụng từ này trên báo chí.
Giới nữ luôn bị lép vế so với nam giới
1. Từ “nữ nghệ sĩ” chỉ là cuộc đấu tranh tư tưởng hạn hẹp
Khi nói tới nghệ sĩ, người ta thường mặc định đó là nam giới. Và bằng cách sử dụng từ “nữ nghệ sĩ” sẽ làm nổi bật các nghệ sĩ nữ và theo đó khi làm nổi bật các nữ nghệ sĩ theo cách này tức là chúng ta phải chấp nhận những tiêu chuẩn thành công được thiết lập bởi nam giới.
Katherine cho rằng sự thành công đã được định hình bởi nam giới trong nhiều thế kỷ và hầu như nam giới được mặc định là giới tính cho các nghệ sĩ. Với tên gọi “nữ nghệ sĩ” chúng ta chỉ đang đấu tranh tư tưởng trong phạm vi hạn hẹp.
2. Giới hạn sự sáng tạo của các nghệ sĩ nữ
Có những nghệ sĩ quả quyết: “Tôi không xem mình là một nữ nghệ sĩ mà chỉ đơn giản tôi là một nghệ sĩ” và đây là một phản ứng hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, một nghệ sĩ tận dụng những ưu thế về giới tính của mình để phục vụ cho công việc hoặc thể hiện sự thù địch với tên gọi dành cho giới của mình thì người đó không nên được gán cho danh xưng “nữ nghệ sĩ”.
Còn theo Katherine, nghệ sĩ nữ cũng là nghệ sĩ và việc họ tận dụng lợi thế về giới tính cho công việc của mình là quyền chính đáng chứ không phải là đặc ân. Khi một cá nhân không tập trung vào giới tính hay chủng tộc trong công việc của họ hay trốn tránh tên gọi “nữ nghệ sĩ” thì điều đó không có nghĩa là các vấn đề về giới tính và chủng tộc bị xem nhẹ.
Katherine Brooks cho rằng có nhiều lý do không nên sử dụng tên gọi “nữ nghệ sĩ”
3. Giới tính giống như chùm ánh sáng nhiều màu sắc
Nữ giới nói chung cũng nhưng các nữ nghệ sĩ nói riêng có cả người dị tính, đồng tính, chuyển giới nên sử dụng từ “nữ nghệ sĩ” là chưa chính xác và chưa bao quát hết.
4. Đấu tranh bằng ngôn ngữ chỉ là cuộc đấu tranh bình đẳng giới nhẹ nhàng
Theo các nhà phê bình, cần có các báo cáo rõ ràng về các tổ chức, quy tắc, hành vi thúc đẩy phân biệt giới tính và chủng tộc trong hoạt động nghệ thuật để từ đó chúng ta có cái nhìn rõ ràng về bình đẳng giới trong nghệ thuật. Và cách dùng từ “nữ nghệ sĩ” trên báo chí là một cách để đóng góp vào bình đẳng giới.
Trong khi đó, Katherine phản biện lại rằng, ngày nay những người trẻ đang lớn lên trong thế giới mà phụ nữ hiếm khi được đại diện trong các lĩnh vực mà họ mong muốn tham gia. Chúng ta có thể làm nhiều hơn việc chỉ đấu tranh trên báo chí để tôn vinh và tìm vị trí xứng đáng cho các nghệ sĩ nói riêng và phụ nữ nói chung.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.