Nên viết đơn nhờ pháp luật giải quyết

Thứ hai, ngày 28/03/2011 17:33 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Việc người dân ở xã Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội ký kết một hợp đồng tín dụng (vay tiền có lãi suất) và mang vật cầm cố để đảm bảo cho nghĩa vụ trả tiền là việc làm hoàn toàn không phù hợp với pháp luật.
Bình luận 0
img
Luật sư Nguyễn Văn Tú

Cụ thể, người cho vay tiền là người không có chức năng kinh doanh về cầm đồ cũng như kinh doanh tín dụng. Họ chỉ là các cá nhân, hộ gia đình hoặc nhóm người chung vốn thông thường (kiểu chơi hụi) chứ không có đăng ký kinh doanh với cơ quan pháp luật. Như vậy, các hợp đồng tín dụng có cầm cố xe ô tô này đều là hợp đồng vô hiệu về mặt chủ thể do vậy dẫn đến vô hiệu toàn bộ hợp đồng.

Việc cho vay với mức lãi suất 2.000 đồng/1 triệu/ngày, tức là lãi suất 6% /tháng, một mức lãi suất quá cao so với quy định- là vi phạm quy định về kinh doanh tiền của Ngân hàng Nhà nước hiện nay. Như vậy, bản hợp đồng cho vay có cầm cố xe ô tô không những vô hiệu về chủ thể như trên đã nói còn vi phạm về điều khoản lãi suất đối với các quy định quản lý nhà nước về tín dụng và tài chính.

Theo quy định của pháp luật, người mang đồ vật (ô tô) đi cầm cố phải là đồ vật thuộc sở hữu của mình hoặc được chủ sở hữu cho phép (bằng hợp đồng uỷ quyền hợp pháp), vật đó mới mang ra giao dịch được. Vậy những người mang xe ô tô đi cầm cố mà xe này lại là xe bất hợp pháp (báo chí đã nêu) thì đây là những vật không được mang giao dịch cầm cố.

Như vậy, đã có dấu hiệu của tội phạm hình sự trong việc này vì những người đi vay đã cố tình mang xe ô tô không được phép giao dịch đến cầm cố nhằm chiếm đoạt tiền vay của bà con. Do vậy, bà con nên xem xét cụ thể rồi viết đơn nhờ cơ quan pháp luật hình sự điều tra xem xét giải quyết. Khi đó, vấn đề đòi lại tiền cho vay sẽ được giải quyết trong vụ án hình sự nếu có.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem