Chuyện phá đền và câu sấm truyền của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Út Tẻo Thứ bảy, ngày 18/10/2014 10:00 AM (GMT+7)
Năm Minh Mạng năm thứ 14 (Minh Mạng ở ngôi từ 1820 – 1840), Nguyễn Công Trứ được vua điều đi khẩn hoang ở vùng Hải Dương, Nguyễn Công Trứ thấy địa thế cần phải đào con sông, đào sông thì phải phá đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông ra lệnh cho dân phu phá đền để khai phá công trường. Nào ngờ...
Bình luận 0
Khi sai người đào mang bát hương ra, Nguyễn Công Trứ chợt thấy dưới bát hương có một tấm bia đá nhỏ phủ vải điều.
img

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Nguồn Internet, ảnh mang tính minh họa cho bài viết).

Nguyễn Công Trứ lau sạch đọc được các câu đã ghi :   

Minh Mạng thập tứ/ Thằng Trứ phá đền

Phá đền phải làm đền/ Nào ai đụng đến doanh điền nhà bay.   

Nguyễn Công Trứ lập tức thảo sớ về kinh, xin bãi bỏ lệnh phá đền. Ông còn cho người sửa sang lại đền Trạng khang trang hơn. Từ đó, ông không còn nghĩ đến việc phá đền để đào sông nữa.   
img

Nguyễn Công Trứ (Nguồn Internet, ảnh mang tính minh họa cho bài viết)

Tục truyền trong làng có cha con ông Khả đi bắt chuột kiếm sống. Khi đến bên mộ Trạng, hai cha con vướng víu thế nào lại làm đổ tấm bia trên mộ. Dân làng rất sùng kính trạng Trình, nên khi thấy bia mộ bị đổ, họ nổi giận bắt cả hai cha con, kêu nộp phạt ba quan tiền mới tha, vì khi tấm bia đổ xuống thấy có hàng chữ ở sau:   

Cha con thằng Khả. Đánh ngã bia tao/ Làng xóm xôn xao. Bắt đền quan tám   

Cha con ông Khả chịu nộp phạt, nhưng dân làng phải tha cha con về nhà chạy tiền. chỉ tìm được có một quan tám, dân làng không chịu, cha con ông Khả ngẫm nghĩ mới tìm được cách, cha con bèn nói với dân làng: Cha con tôi bị Trạng Trình bắt phạt có quan tám, "Tam quán" nói lái lại thành quan tám . Ðúng như cha con ông Khả đã tìm đủ số tiền
   
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, không chỉ của thế kỷ XVI. Thơ văn của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Kiêm còn lưu lại khoảng gần 1000 bài trong bộ Bạch Vân thi tập (gồm Bạch Vân am thi tập bằng chữ hán và Bạch Vân quốc ngữ thi tập - còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập). Thơ của ông mang nặng tình người, khuyên người đời biết điều nhân nghĩa, ngoài ra còn một số giai thoại truyền tụng trong nhân gian…. và những lời sấm ký có giá trị.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem