Nga đang bắt Mỹ và đồng minh phải trả giá đắt vì ủng hộ Ukraine
Nga đang bắt Mỹ và đồng minh phải trả giá đắt vì ủng hộ Ukraine
Minh Nhật (theo Washinton Post)
Thứ năm, ngày 15/12/2022 17:34 PM (GMT+7)
Suốt 2 tháng hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái không ngừng, cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine được cho là đã bị tàn phá nghiêm trọng. Theo Washington Post, Nga đang phá hoại nền kinh tế Ukraine, bắt Mỹ và đồng minh phải trả giá đắt vì ủng hộ Kiev.
Tại một cuộc họp kín của Ngân hàng Quốc gia Ukraine, hiện có một trạm kiểm soát quân sự ngay bên ngoài trụ sở chính, các quan chức cấp cao đã thảo luận về dự đoán mới rằng, nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá của đất nước họ có thể còn chìm sâu hơn nữa, theo Washingtonpost.
Suốt 2 tháng hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái không ngừng, cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine được cho là đã bị tàn phá nghiêm trọng.
Trước các cuộc oanh tạc bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga liên tục trong 2 tháng qua, Kiev dự kiến cần ít nhất 55 tỷ USD hỗ trợ nước ngoài vào năm tới để đáp ứng các chi phí cơ bản - nhiều hơn toàn bộ chi tiêu hàng năm của Ukraine trước chiến tranh.
Nhưng giờ đây, với hệ thống năng lượng bị tàn phá nặng nề và khả năng vẫn còn xảy ra nhiều cuộc tấn công của Nga hơn nữa, một số quan chức tin rằng, Ukraine có thể sẽ cần thêm 2 tỷ USD mỗi tháng để duy trì hoạt động của các cơ quan chính phủ.
Theo Washingtonpost, mục tiêu Nga khi tiến hành các cuộc tấn công liên tục vào Ukraine thời gian qua dường như có ý định làm cho việc giúp đỡ Ukraine tốn kém đến mức các nước phương Tây phải nản lòng và có thể bỏ rơi đồng minh.
Khi Nga mới đây bác bỏ đề nghị rút quân khỏi Ukraine và sẽ không ngừng bắn vào Giáng sinh khi cuộc xung đột sắp đạt tới mốc 1 năm, sự sống còn của Ukraine hiện phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ kinh tế bên ngoài cũng như các lô vũ khí được tặng.
Các nhà lãnh đạo chính trị ở Ukraine hiện đã bắt đầu cố gắng thuyết phục phương Tây tăng cường hỗ trợ họ.
Ông Oleg Usenko, cố vấn kinh tế của Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố: “Chúng tôi sẽ yêu cầu hỗ trợ tài chính nhiều hơn và Ngan đang nỗ lực để phá hủy sự đoàn kết giữa các đồng minh với Ukraine".
Tại cuộc họp tuần trước, các quan chức ngân hàng Ukraine đã cân nhắc điều gì có thể xảy ra nếu các cuộc tấn công của Nga gia tăng. Theo đó, họ dự đoán, người dân có thể lũ lượt chạy trốn khỏi Ukraine, mang theo toàn bộ tiền bạc, của cải. Đồng tiền Ukraine có khả năng bị phá giá khi họ tìm cách đổi đồng Hryvnia lấy Euro hoặc USD.
Chính phủ Ukraine có thể không có dự trữ quốc tế để thanh toán cho các mặt hàng nhập khẩu quan trọng và không thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ nước ngoài - tạo ra một kịch bản đen tối được gọi là khủng hoảng cán cân thanh toán.
Một kịch bản tồi tệ cũng được thảo luận đó là nền kinh tế Ukraine có thể giảm thêm 5% trong năm tới, trên mức giảm 33% trong năm nay, Washingtonpost dẫn lời quan chức giấu tên có mặt trong cuộc họp tiết lộ.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal, phát biểu tại một hội nghị các nhà tài trợ quốc tế ở Paris hôm thứ Ba 13/12 cho biết sự suy giảm trong năm tới có thể lên tới 9% tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công liên tục của Nga. Bộ trưởng Tài chính Ukraine Sergii Marchenko đang trong quá trình yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet L. Yellen viện trợ hàng tỷ USD khi ông cảnh báo với bà về vụ tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng Ukraine.
Khi đất nước đang trên bờ vực tài chính, một số cố vấn của Tổng thống Zelensky trong những tuần gần đây đang xem xét yêu cầu các chính phủ phương Tây tài trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho công dân Ukraine, Washingtonpost dẫn các nguồn tin Ukraine cho biết.
Tuy nhiên, yêu cầu như vậy đã nhận lấy phản ứng lạnh nhạt từ các quan chức phương Tây, những người vốn đã cảnh giác với việc ủng hộ viện trợ quá nhiều cho Ukraine, theo Washingtonpost.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.