Phải chăng vì thế mà xưa cách đây hơn 500 năm khi Vua Lê Thánh Tông lên non thiêng Yên Tử, thăm chùa Vân Yên, thấy cả một vùng rừng núi trùng điệp xanh xanh vờn trong mây. Quanh ngôi chùa này là muôn loài cây, nào hoa mai vàng, bạch hải đường, bích đào, hồng đào, những hàng tùng, hàng trúc, hàng cây đại… nên nhà vua đã đổi tên chùa từ chùa Vân Yên thành chùa Hoa Yên như bây giờ.
Ngày nay, du khách cùng phật tử khi đến chùa Hoa Yên và khu vườn tháp Huệ Quang thấy cảnh sắc gần như vẫn vẹn nguyên. Tại đây có mộ Tháp Điều Ngự Giác Hoàng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, bao quang Tháp Phật Hoàng là những gốc cây đại cổ thụ hàng trăm năm tuổi vững chãi chở che cho cổ tháp mộc mạc, bình dị của Phật Hoàng. Ngay trước chùa Hoa Yên ngày nay còn có cây đại cổ 700 năm tuổi vẫn đâm chồi, nảy lộc nở hoa thơm.
Cảnh tượng vô cùng đẹp và thanh bình ấy cũng gợi lại cho chúng ta liên tưởng quá khứ hình ảnh đức vua Trần Nhân Tông khi quê hương phồn vinh, thái bình, ngài đã rời ngai vàng trở về sống đời sống khất sĩ ở nơi non thiêng Yên Tử này:
“Phải, trái, niệm rơi hoa buổi sớm/ Lợi, danh lòng lạnh trận mưa đêm
Hoa tàn, mưa tạnh, non yên tĩnh/ Còn tiễn xuân tàn, một tiếng chim”. (Trần Nhân Tông)
Nhìn những cây Đại cổ, đặc biệt là cây đại cổ 700 năm tuổi trước chùa Hoa Yên với thân và gốc xù xì, rêu phong thời gian nhưng vẫn nảy những chồi non, lá biếc trên đầu cành, điểm những bông hoa thơm ngát mà thấy yêu quý sự sống biết bao.
Tuy nhiên để bảo tồn danh sơn cùng những tài sản vô giá này, ngoài giá trị đặt biệt của khu di tích Yên Tử, chúng ta phải sớm có biện pháp tích cực hơn để bảo vệ những quần thể thực vật quý giá, trong đó có những hàng Tùng cổ thụ và những cây đại hàng trăm năm tuổi của non thiêng Yên tử này.
Cây đại cổ 700 năm tuổi trước chùa Hoa Yên.
Những cây đại cổ thụ hàng trăm năm tuổi tại khu vực vườn tháp Huệ Quang.
Những cây đại cổ xòe bóng, đơm hoa, chở che cho Huệ Quang Kim Tháp, quàn xá lợi Đức Điều Ngụ Giác Hoàng.
Những chiếc lá trên đầu cành của những cây đại hàng trăm năm tuổi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.