Ngành cá hồi NaUy: Công nghệ xịn sò đáng kinh ngạc, con giống được tiêm vaccine, biết khi nào cá đói, cho ăn bao nhiêu
Ngành cá hồi NaUy: Công nghệ xịn sò đáng kinh ngạc, con giống được tiêm vaccine, biết khi nào cá đói, cho ăn bao nhiêu
Thứ hai, ngày 23/08/2021 07:55 AM (GMT+7)
Hệ thống công nghệ hiện đại tại các trang trại cá hồi Na Uy được trang bị từ a đến z. Nông dân ngồi trong máy lạnh kiểm soát mọi hoạt động qua máy tính, kiểm soát môi trường, nhiệt độ nước, thậm chí, hệ thống sẽ báo khi nào cá đói, cho ăn lượng bao nhiêu,...
Việc xác định đối tượng thủy sản chủ lực để phát triển là vấn đề rất quan trọng. Tại Na Uy, cá hồi được xác định là đối tượng chủ lực để phát triển và Na Uy đã thực hiện chiến lược quản lý tổng thể, toàn diện từ khai thác đánh bắt ngoài tự nhiên đến quản kts đà cá hồi bố mẹ sản xuất con giống, quản lý các trại ấp trứng và ương nuôi giống cá hồi.
Theo Báo cáo chuyên đề “Phát triển nuôi biển tại Na Uy, những kinh nghiệm thực tiễn và bài học có thể áp dụng tại Việt Nam” của Đoàn nghiên cứu, học tập tại Nauy - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, trên toàn đất nước Na Uy chỉ có 2 công ty có nhiệm vụ chức năng chuyên môn là cho cá hồi đẻ, sau đó trứng cá hồi được chuyển giao cho các trại ấp trứng và ương nuôi con giống. Nhờ đó, việc kiểm soát chất lượng trứng cá, cá bột, cá hương, cá giống được triển khai rất chặt chẽ. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản Na Uy, có đến 100% cá hồi giống được tiêm phòng vaccine phòng bệnh trước khi chuyển ra lồng bè nuôi trên biển.
Hiện nay, các trang trại tại Na Uy cũng có một số cách phòng bệnh khá hiệu quả. Ví dụ, mỗi thế hệ cá hồi (cá hồi con – cá hồi bố mẹ) sẽ được đặt riêng vòng lưới.
Trong một số trường hợp bất khả thi, ngư dân sẽ thả cá ra vòng lưới khác để làm vệ sinh vòng lưới cũ theo định kỳ. Sau khi vệ sinh, vòng lưới cũ sẽ được để trống trong vài ba tháng rồi mới được đưa vào tái sử dụng. Cách này đặc biệt rất có tác dụng trong việc ngăn chặn các dịch bệnh lây lan từ cá lớn sang cá nhỏ.
Trong cơ cấu nuôi trồng thủy sản tại Na Uy, cá hồi Đại Tây dương chiếm 94%, cá hồi vân (nước ngọt) chiếm 5%, các loại khác chiếm 1%. Việc phát triển đối tượng chủ lực khá bài bản. Đầu tiên là nghiên cứu, đánh giá về môi trường và sức tải, qua đó quy hoạch vùng nuôi và lượng nuôi. Hoạt động cấp phép nuôi được thực hiện thông qua chính quyền địa phương và Trung ương. Địa phương cấp phép nuôi trong đất liền và vùng biển gần bờ. Trung Ương cấp phép nuôi xa bờ.
Bên cạnh việc phát triển nuôi, chế biến và thương mại cũng được chú trọng đầu tư, qua đó hình thành chuỗi giá trị cá hồi Na Uy từ khâu quy hoạch, sản xuất, chế biến và thương mại. Vì vậy, đã hình thương hiệu và uy tín, khi nói đến cá hồi, cả thế giới nghĩ đến cá hồi Na Uy.
Về lĩnh vực di truyền chọn giống, Chương trình chọn giống cá hồi bắt đầu rất sớm, từ năm 1971 do Trường ĐH Khoa học Sự sống (NMBU) chủ trì sau đó tách ra thành Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản (Akvaforsk, hiện nay là Viện Nghiên cứu nghề cá, nuôi trồng và thực phẩm (Nofima) và tiếp tục chọn giống.
Họ dần thêm các tính trạng vào trong chọn giống như hiệu quả sử dụng thức ăn, chất lượng thịt, kháng bệnh trong đó có kháng rận cá, tăng tỉ lệ sống, giảm dị hình và ứng dụng chỉ thị vào trong chọn giống. Trường UIB có nghiên cứu làm sao giải phóng CO2 ra khỏi hệ thống RAS và điều khiển icon Cl- trong hệ thống cá giống trước khi đưa cá ra môi trường nước mặn tránh gây sốc.
Hệ thống máy tính báo cho ngư dân biết khi nào cần cho cá ăn và ăn bao nhiêu
Trong giai đoạn 20216 - 2020, Na Uy đã xét duyệt 102 dự án xây dựng trại cá hồi. Mặc Dù nhiều dự án vẫn chưa được triển khai nhưng rút lại giấy phép là điều chắc chắn không xảy ra. Trong đó, hơn 20 công ty đã được cấp giấy phép và đang thí điểm mô hình nuôi cá hồi cải tiến nhưng chưa công bố kế hoạch triển khai trên vùng biển quy mô lớn.
Dù nhiều dự án còn nằm trên giấy, song chính phủ Na Uy khẳng định sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích doanh nghiệp phát triển hệ thống nuôi cá hồi hiện đại với kỳ vọng thay đổi hoàn toàn diện mạo ngành nuôi trồng thủy sản thế giới.
Về công nghệ nuôi của Na Uy, các lồng ven biển và trong vịnh có hệ thống giám sát tự động và nuôi trên bể trên bờ bằng công nghệ tuần hoàn (RAS) và hệ thống giám sát tự động. Na Uy đã nghiên cứu nuôi lồng kín ở ven bờ và áp dụng tuần hoàn nước và xử lý chất thải, hiện đang thực hiện thử nghiệm nuôi xa bờ với lồng lớn, nuôi trên bờ và là định hướng cho tương lai để giảm rủi ro và ô nhiễm môi trường.
Vòng quây nuôi cá hồi được áp dụng các công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất, toàn bộ hoạt động trong trang trại được kiểm soát bởi một phòng điều khiển trên thuyền.
Trong phòng điều khiển này sẽ có một hệ thống nhiều máy vi tính để liên tục kiểm tra môi trường nước của cá, nhiệt độ nước, dòng chảy, v.v… Đặc biệt, hệ thống máy vi tính này sẽ thông báo cho ngư dân biết khi nào cần cho cá ăn và ăn bao nhiêu.
Bên dưới mỗi vòng quây nuôi cá hồi đều có một chiếc camera chống nước hiện đại, nhìn thẳng từ dưới đáy lên trên nhằm kiểm soát mức độ thức ăn cho cá.
Một điều khá thú vị là sau khi mỗi vòng quây lưới đã được thu hoạch hết cá sẽ được tạm ngưng sử dụng trong khoảng 18 – 24 tháng, nhằm tránh ảnh hưởng đến môi trường sống của những con cá mới.
Nguồn nước nuôi cá hồi ở Na Uy được kiểm định thường xuyên xem lượng vi khuẩn, lượng kim loại nặng hay lượng ký sinh ở đây có đạt chỉ tiêu an toàn hay không. Bởi vậy, cá hồi tại các trang trại Na Uy luôn đảm bảo 100% khỏe mạnh, nguồn nước luôn đảm bảo 100% không ô nhiễm.
Các thành phần chính của viên cho cá ăn bao gồm: bột xương thịt của các loại cá nhỏ, dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu bắp và dầu hạt lanh.
Chính phủ Na Uy nghiêm cấm thức ăn cho động vật có chứa chất biến đổi gen (GMOs).
Về chế biến giá trị gia tăng và thương mại: Nofima có nghiên cứu về kéo dài thời gian bảo quản cá hồi, sản phẩm thay thế làm giữ gốc phosphate trong chế biến, ví dụ nước muối tiêm vào thịt bảo quản, 2 sản phẩm khác về nâng giá trị tăng như công ty Mowi sản xuất sản phẩm trái cây có cho dầu cá giàu Omega 3 vào.
Về công đoạn sơ chế, chỉ những con cá hồi hoàn toàn khỏe mạnh mới được chọn lọc để đưa vào công đoạn sơ chế. Nhà máy sơ chế cá hồi của các trang trại đều được đánh giá là “siêu sạch” và cực kỳ vệ sinh. Từ khâu cắt lọc, sơ chế cho đến khâu đóng gói, tất cả đều phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt theo quy trình được đặt sẵn.
Một số mô hình nuôi cá lồng hiện đại
Dưới đây là một số dự án đã được Na Uy cấp phép, cũng được kỳ vọng trở thành các mô hình tương lai, góp phần thay đổi toàn bộ diện mạo ngành nuôi trồng thủy sản cua Na Uy và thế giới.
Aquatraz: Năm 2017m Công ty Midt-Norsk Havbruk được cấp 4 giấy phép xây dựng dự án phát triển lồng nuôi cá hồi nửa kín Aquatraz với đường kính 51m và thể tích 60.000 m3. ĐƠn vị sản xuất đã bàn giao hệ thống lồng Aquatraz thế hệ thứ 4 vào cuối tháng 4/2021 và chuẩn bị giao tiếp lồng còn lại.
Akvadesign, hiện là Akvafuture được cấp phép 2 giấy phép xây dựng cho dự án phát triển công nghệ lồng kín. Công ty đã nuôi cá hồi lồng tại Hamnsundet, thuộc Nordland Na Uy vào tháng 11/2018 và từ đó đến nay vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệ. Trond Otto Johnse, Tổng giám đốc Akvafutute cho biết, công ty đã hoàn thành báo cáo quyết toán vào giữa tháng 9/2020 và sớm thương mại mô hình.
Artic Offshore Farming: Năm 2017, Norway Royal Salmon (NRS) đã nhận 8 giấy phép cho dự án nuôi cá lồng ngoài khơi - Artic Offshore Farming. Mô hình kết hợp nhiều lồng nuôi riêng biệt được neo trên biển với đường kính 77m, cột chặt xuống đáy biển giống hệ thống dàn khoan dầu ngoài khơi. Charles Hostlund, Giám đốc công ty cho biết, tiến độ dự án không đúng kế hoạch vì dịch Covid-19.
Nordlaks đã nhận 21 giấy phép xây dựng cho mô hình Havafarmen (The Sea Farm) vào năm 2017. Tháng 6/2020, Havafarmen 1 đã đến vùng đảo Vesteralen và bắt đầu tha lứa cá hồi đầu tiên vào tháng 7 cùng năm.
Hydra đã nhận 4 giấy phép xây dựng trong năm 2018 cho ý tưởng mô hình nuôi cá hồi trong bể kín. Bể kín sâu 20m và mở bằng lưới ở độ sâu 35m. Tổng chi phí dự án ban đầu ước tính 200 triệu NOK (18,3 triệu EUR, 21,7 triệu USD) nhưng sau đó được điều chỉnh tăng lên 304 triệu NOK (27,8 triệu EUR, 33 triệu USD).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.