Tới dự cuộc hội nghị có đại diện của Uỷ ban Dân tộc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN, Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, lãnh đạo Bộ VHTTDL…
5 năm qua, kể từ năm 2010, ngày 19.4 đã trở thành một sự kiện có ý nghĩa chính trị, văn hoá, xã hội sâu sắc. Đây cũng chính là điểm hẹn gắn kết góp phần gìn giữ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ủy ban dân tộc đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ I và “Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011” nhằm tôn vinh, khen thưởng các cá nhân là đồng bào các dân tộc thiểu số.
Hoạt động kỷ niệm Ngày Văn hóa các dân tộc VN.
Tại buổi hội thảo, có nhiều ý kiến xây dựng để “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” ngày càng phát triển, trở thành hoạt động văn hóa thường niên, gắn liền với đời sống đồng bào dân tộc thiểu số… Tuy nhiên, cũng đã có những góp ý thẳng thắn của những người làm quản lý văn hóa từ các địa phương về những hạn chế trong công tác phát triển văn hóa cơ sở.
Một trong những thực trạng được nêu nhiều là kinh phí phát triển văn hóa về cấp xã còn nhỏ giọt, chưa đủ để phát triển, nhân rộng các hoạt động văn hóa truyền thống. Cùng với đó, phát triển văn hóa, du lịch ở nhiều vùng vẫn gặp nhiều bất cập khi nhiều nhà quản lý vẫn chưa nắm rõ được những đặc thù cụ thể của mỗi vùng để có cách đầu tư, phát triển phù hợp. Nhiều nhà văn hóa vẫn chưa được khai thác một cách triệt để và có hiệu quả…
Trong tham luận của mình Hội đồng Dân tộc của Quốc hội kiến nghị: “Bộ VHTTDL cần nghiên cứu, giữ gìn, phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc đang có nguy cơ mai một và các dân tộc rất ít người”.
Mai An (Mai An)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.