Nghề truyền thống
-
Chiếc lộc bình mây tre đan của gia đình anh Nguyễn Phương Quang (làng nghề Phú Vinh, Chương Mỹ, Hà Nội) được sách kỷ lục Guinness Việt Nam chứng nhận là chiếc lộc bình mây tre đan lớn nhất Việt Nam năm 2009. Có người đã trả giá 300 triệu nhưng gia chủ quyết không bán.
-
Được chia tách từ huyện Quế Sơn, hơn 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay, huyện Nông Sơn (Quảng Nam) đã có những đổi thay đáng kể. Đặc biệt, từ khi Nông Sơn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), hạ tầng từng bước được đầu tư, đời sống người dân nâng lên rõ nét.
-
Bà Nguyễn Thị Thìn (70 tuổi, ngụ tổ dân phố Từ Liêm 2, thị trấn Nam Ban, Lâm Hà, Lâm Đồng) làm nghề đan nong, né từ thuở lên 7, đến nay đã 70 tuổi nhưng vẫn giữ nghề truyền thống và truyền lại cho những người con của mình…
-
Phố Ngầu, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) nằm bên dòng sông Kỳ Cùng trước nổi danh với nghề làm cao khô (phở khô) nay dần mai một, hiện chỉ còn khoảng 1-2 hộ bám trụ với nghề.
-
Nghề dệt vải thêu tay ở Co Cam, xã Hòa Cư, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã từng là niềm tự hào của cả làng khi có các Dự án của nước ngoài về với bản nghèo. Tuy nhiên, hiện làng nghề dệt vải này đang dần bị mai một bởi những sản phẩm thêu dệt truyền thống giờ chỉ còn lại trong hồi ức của các già làng, hoặc may mắn một vài người biết và giữ nghề.
-
Với 300 triệu nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh Bắc Ninh, các hộ dân ở phường Khúc Xuyên, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, đã có điều kiện đầu tư phát triển nghề mộc truyền thống, nâng cao thu nhập cho gia đình.
-
Đã bao đời, người dân xã Chi Lăng, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) vẫn giữ “lửa nghề” đan lát truyền thống. Trải qua bao thăng trầm, sản phẩm của làng nghề đã vươn xa sánh vai với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được ưa chuộng và đem lại thu nhập cho bà con nơi đây.
-
UBND huyện Phú Quốc tổ chức lễ công bố quyết định công nhận nghề truyền thống và làng nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc cho Hội nước mắm Phú Quốc.
-
Cách đây ít ngày, những chiếc chổi lông gà của làng nghề Triều Khúc đã có dịp lên báo AFP của Pháp. Điều này đã mang đến niềm tự hào cho những người đang gìn giữ nghề của tổ tiên để lại.
-
Không tốn nhiều chi phí, thợ làm nghề đặt lờ cáy (hay còn gọi là cua càng đỏ) ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) chỉ cần tìm khu vực có cáy sinh sống để đặt lờ (một dụng cụ săn cáy) để bắt là đã có thu nhập lên đến gần chục triệu đồng/tháng.