Nghề truyền thống
-
Không chỉ là người thầy giáo trách nhiệm với nghề, với học trò, anh Bùi Thanh Phú (39 tuổi, trú phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) còn phát triển nghề làm nước mắm truyền thống của gia đình. Chính nghề làm thứ nước chấm "quốc hồn quốc túy" giúp anh trở thành Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023.
-
Tận dụng lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, người dân thôn Long Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã đẩy mạnh phát triển cây chè theo tiêu chuẩn VietGAP, mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều hộ nông dân.
-
Ông Nguyễn Văn Minh 56 tuổi, trú xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh) được mọi người đặt cho biệt danh ông “Minh mít”. Từ một nông dân nghèo, với nghề mộc làm nhà gỗ mít, ông trở thành Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023. Cơ sở ông "Minh mít" làm hơn 20 ngôi nhà bằng gỗ mít, trừ chi, lãi hơn 4 tỷ đồng/năm.
-
Không chỉ nổi tiếng với các công trình kiến trúc cổ kính mà làng So thuộc hai xã Tân Hòa và Cộng Hòa (Quốc Oai, Hà Nội) còn nổi tiếng với làng nghề làm miến. Miến làng So được cả thị trường trong nước biết tới như một đặc sản của vùng quê xứ Đoài mây trắng.
-
Là tuyến phố tiêu biểu minh chứng cho sức sống phố nghề, phố hàng Hà Nội xưa... nhưng ít ai biết về đình Hàng Thiếc và câu chuyện khôi phục lại đình thờ tổ nghề.
-
Làng du lịch sinh thái Trà Nhiêu thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam nổi tiếng với vẻ đẹp làng quê yên bình, nép mình dưới hàng cau xanh, những ruộng lác xanh mướt và cả những rặng dừa nước bạt ngàn. Nhưng ít ai biết rằng, ngoài thế mạnh sông nước miệt vườn, đất Trà Nhiêu xưa từng nổi tiếng với danh xưng “Đất bảy nghề”.
-
Thôn Vân Cù, xã Đồng Sơn (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) được coi là cái nôi của nghề nấu phở, làm phở nổi tiếng cả nước, là làng nghề làm phở “2 nhất” (nhiều nhất, lâu năm nhất) và độc quyền với “món” phở bò.
-
Đan võng gai là nghề truyền thống của bà con người dân tộc Thổ tại xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Đến nay nghề đan võng gai vẫn được duy trì như một giá trị văn hóa đặc sắc, bên cạnh đó còn đem lại thu nhập ổn định cho bà con.
-
Chẳng biết nghề vót câu của đồng bào Khmer ở ấp Xẻo Cui, xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) có từ khi nào, chỉ biết cách đây rất lâu người dân nơi đây thường vót cần câu để làm cần câu cá, câu ếch...
-
Chiếc lồng bàn được làm thủ công từ mây tre, sợi nan nhỏ như chỉ, nặng chưa đến 300 gram được vợ chồng ông Khá bán với giá 30 triệu đồng/chiếc.