Nghị định 100

  • Trước thông tin tài xế sử dụng rượu bia có thể xử phạt lên tới 40 triệu đồng theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, còn lực lượng công an sẽ giữ lại 70% số tiền tiền xử phạt vi phạm Trật tự an toàn giao thông theo theo Thông tư số 89/2007/TT-BTC. Bộ Tài chính cho biết, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào NSNN và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về NSNN.
  • Những ngày qua, việc lực lượng Cảnh sát giao thông xử phạt lái xe vi phạm nồng độ cồn theo quy định tại Nghị định 100/2019 đang được dư luận quan tâm. Đặc biệt, trên mạng xã hội và các diễn đàn xôn xao về thiết bị đo nồng độ cồn của lực lượng chức năng có đạt tiêu chuẩn hay không?Trả lời về những vấn đề trên, đại diện Cục CSGT khẳng định, máy đo nồng độ cồn nhập khẩu theo đúng quy định nghị định 165 của Chính phủ.
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về luật phòng chống tác hại của bia rượu đang dần đi sâu vào đời sống.
  • Sau khi Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực, nhiều quán ăn, nhà hàng trên địa bàn Thành phố Hà Nội rơi vào tình cảnh buôn bán ế ẩm, lượng khách giảm so với thời gian trước.
  • Chỉ vì việc gia đình, tranh thủ uống 1-2 cốc bia, lái xe tải Nguyễn Văn Đông đã bị tổ công tác của Đội CSGT số 10 Hà Nội đã lập biên bản xử phạt 7 triệu đồng và tước GPLX 11 tháng.
  • Trong công điện gửi CSGT các tỉnh thành phố, Cục CSGT chỉ đạo, đối với trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành, có thái độ, hành vi chống đối thì khống chế đưa về trụ sở công để xác minh, làm rõ xử lý nghiêm theo quy định.
  • Kể từ khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực các lực lượng chức năng, Cảnh sát giao thông đồng loạt triển khai kiểm tra, xử lý tài xế sử dụng rượu bia, phạt hơn 100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, tạm giữ 4 ôtô, 80 xe máy. Tuy nhiên nhiều người vẫn lo ngại trong quá trình xử phạt tài xế uống rượu bia có thể phát sinh tiêu cực.
  • 5 ngày sau khi áp dụng Nghị định 100/2019/NĐ-CP, CSGT TP.HCM đã kiểm soát, lập biên bản 1.965 trường hợp, tạm giữ 471 phương tiện, trong đó có 184 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
  • Ngay sau khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực, lực lượng CSGT cũng đã tăng cường xử phạt "ma men" khi lái xe. Trên mạng xã hội đã bắt đầu xôn xao những thông tin gây ra nhiều tranh cãi về việc sau thời gian bao lâu kể từ khi uống rượu bia thì được lái xe?
  • Từ ngày 1/1/2020, Nghị định số 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt có hiệu lực, đến nay, lực lượng chức năng, Cảnh sát giao thông đã tăng cường kiểm xử phạt “ma men”. Kéo theo đó hàng loạt các loại hình dịch vụ chở người say rượu bia về nhà cũng đang “nở rộ”.