Chụp ảnh tự sướng (tiếng Anh gọi là seilfie) dùng để chỉ thói quen tự chụp ảnh và cập nhật trạng thái đăng tải lên các trang mạng xã hội nhằm thu hút sự chú ý của mọi người. Theo các chuyên gia y tế, chụp ảnh tự sướng quá nhiều có liên quan đến bệnh tâm thần.
Chụp ảnh tự sướng không chỉ đơn thuần là chứng nghiện mà là dấu hiệu mắc hội chứng tâm thần.
Tiến sĩ tâm thần David Veale, chuyên gia tư vấn về liệu pháp nhận thức hành vi ở Trung tâm sức khỏe quốc gia Maudsley và Bệnh viện Priory ở London (Anh), nói với tờ Sunday Mirror: “2/3 số bệnh nhân của tôi mắc hội chứng BDD kể từ khi dùng điện thoại di động để chụp ảnh tự sướng đưa lên các trang web mạng xã hội". Ông khẳng định chụp ảnh tự sướng không chỉ đơn thuần là chứng nghiện mà là triệu chứng của hội chứng BDD.
Những người ghiền tự sướng thường bỏ ra hàng giờ để chụp được những bức ảnh sao cho hoàn hảo nhất, không có bất cứ sai sót nào. Họ có ý thức rất cao về hình ảnh, vẻ ngoài của mình, trái ngược với những người bình thường cho rằng điều này không quan trọng lắm.
Đỉnh điểm của trường hợp này là Danny Brown - một thanh niên người Anh - đã tự tử khi không thể tìm ra cho mình bức ảnh hoàn hảo nhất. Từ năm 15 tuổi, cậu ta bắt đầu chụp ảnh tự sướng. Ban đầu, Danny chỉ chụp khoảng 10, 20, 30 tấm mỗi ngày nhưng sau đó lên đến 200 tấm và săm soi từng chi tiết trên gương mặt mình. Danny bỏ học năm 16 tuổi để ở nhà chú tâm vào chuyện... chụp hình tự sướng. Cậu giành gần 10 giờ mỗi ngày để làm việc này và sụt gần 13 kg trong tuyệt vọng khi chưa tìm được tấm hình ưng ý.
Những người ghiền tự sướng thường bỏ ra hàng giờ để chụp được những bức ảnh sao cho hoàn hảo nhất.
Theo Panpimol Wipulakorn, Phó giám đốc Cơ quan Sức khỏe Tâm thần Thái Lan, mặc dù tự sướng đang là hành vi phổ biến được giới trẻ ưa thích nhưng nó có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong tương lai.
Chứng rối loạn tâm thần BDD
Chứng rối loạn tâm thần - Body
Dysmorphic Disorder (BDD) là hội chứng chứng ám ảnh, mặc cảm về ngoại
hình… Những người bị chứng ám ảnh này luôn không ngừng lo lắng về dung
nhan, diện mạo của họ. Họ cho rằng có vài chỗ trên cơ thể của họ bị
khiếm khuyết.
Bệnh BDD có nhiều thể, từ nhẹ đến nặng. Chẳng hạn,
có người cho rằng thân hình của họ không được cân đối. Một số khác lại
thấy cơ thể mình khiếm khuyết trầm trọng và mang cảm giác tội lỗi, khát
khao được phẫu thuật thẩm mỹ mặc dù nó không cần thiết.
|
Người lao động/Daily Mail (Theo Người lao động/Daily Mail)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.