Ngôi làng ven đô tấp nập khách dịp cuối năm nhờ buôn bán mặt hàng "cõi âm"

Duy Huy Thứ bảy, ngày 14/01/2023 07:23 AM (GMT+7)
Gần ngày Tết, người dân làng hàng mã Phúc Am (xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội) lại hối hả chạy đua với thời gian để hoàn thành những đơn hàng cuối cùng.
Bình luận 0

Ngôi làng giàu có nhờ buôn bán mặt hàng dành cho "cõi âm". Thực hiện: Duy Huy.

Ngôi làng ven đô tấp nập khách dịp cuối năm nhờ buôn bán mặt hàng "cõi âm" - Ảnh 2.

Xuôi về phía Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 20km, Phúc Am là một trong những làng nghề sản xuất đồ vàng mã truyền thống ở Hà Nội. Những ngày này đến với làng nghề Phúc Am, cả ngôi làng giống như một công xưởng thực thụ đang hối hả chuẩn bị cho vụ mùa lớn nhất năm.

Ngôi làng ven đô tấp nập khách dịp cuối năm nhờ buôn bán mặt hàng "cõi âm" - Ảnh 3.

Theo những người thợ làm vàng mã trong làng Phúc Am, thời điểm giáp Tết âm lịch là lúc bận rộn nhất, vì phải tập trung làm hàng dự trữ để phục vụ Tết Nguyên đán và nhu cầu cúng bái giải hạn, lễ hội trong suốt 3 tháng đầu năm mới.

Ngôi làng ven đô tấp nập khách dịp cuối năm nhờ buôn bán mặt hàng "cõi âm" - Ảnh 4.

Các sản phẩm hiện đang trong quá trình phơi khô, hoàn thiện và sẽ được các khách đặt đến lấy.

Ngôi làng ven đô tấp nập khách dịp cuối năm nhờ buôn bán mặt hàng "cõi âm" - Ảnh 5.

Từ người già đến trẻ nhỏ đều tất bật vót tre, làm khung, dán giấy, hối hả chuẩn bị cho vụ mùa lớn nhất trong năm.

Ngôi làng ven đô tấp nập khách dịp cuối năm nhờ buôn bán mặt hàng "cõi âm" - Ảnh 6.

Ông Vũ Văn Tuấn, người làng Phúc Am cho hay: "Gia đình tôi làm nghề hàng mã đã ngót 50 năm. Lúc trước, nhà tôi chỉ làm các mặt hàng vàng vụn, vàng lá, hia, mũ quan, lãi không cao. Nhưng đến nay, ngoài những mặt hàng trên thì nhà tôi còn chuyên sản xuất các mặt hàng cao cấp như nhà lầu, ngựa, hổ, tòa sơn trang, kiệu, tàu thuyền,… những mặt hàng này tuy dày công nhưng tính ra cũng lãi hơn nhiều.

Ngôi làng ven đô tấp nập khách dịp cuối năm nhờ buôn bán mặt hàng "cõi âm" - Ảnh 7.

Được biết, một hình nhân dao động từ 20.000-40.000 đồng/hình nhân. Một bộ ông Công ông Táo được bán ra thị trường với giá từ 50.000-80.000 đồng/bộ tuỳ vào các thiết kế, chất liệu khác nhau.

Ngôi làng ven đô tấp nập khách dịp cuối năm nhờ buôn bán mặt hàng "cõi âm" - Ảnh 8.

Ngoài ông Công ông Táo, ngựa cúng tế xuất hiện nhiều nhất trong các hộ gia đình. Làng Phúc Am thường xuyên tập trung vào các sản phẩm như hình nộm ngựa, voi, thuyền rồng, nhà, xe... phục vụ cho những khách hàng đi đền, phủ, miếu.

Ngôi làng ven đô tấp nập khách dịp cuối năm nhờ buôn bán mặt hàng "cõi âm" - Ảnh 9.

Những chuyến xe hàng xuôi ngược không ngừng trong dịp tết ông Công ông Táo ở Song Hồ.

Ngôi làng ven đô tấp nập khách dịp cuối năm nhờ buôn bán mặt hàng "cõi âm" - Ảnh 10.

Bà Nguyễn Thị Thu ở làng Phúc Am cho biết thêm: "Khoảng hơn chục năm trở lại đây, hầu hết người dân đã chuyển sang làm nghề vàng mã. Từ đó, đời sống của người dẫn cũng đi lên, nhiều hộ dân có của ăn của để".

Ngôi làng ven đô tấp nập khách dịp cuối năm nhờ buôn bán mặt hàng "cõi âm" - Ảnh 11.

Nhiều loại vàng mã được sản xuất tại làng nghề Phúc Am. Từ giấy tiền, mũ, áo,... cho đến cả nhà xe máy SH và nhà cửa cũng được khách hàng săn đón.

Ngôi làng ven đô tấp nập khách dịp cuối năm nhờ buôn bán mặt hàng "cõi âm" - Ảnh 12.

Việc đốt hàng mã trong dịp tết, rằm, lễ hội là một phong tục cổ truyền từ bao đời nay nhân dân hương khói phụng thờ, tưởng nhớ người đã khuất. Nghề làm hàng mã đã giải quyết việc làm cho nhiều người dân . Cũng nhờ nghề này mà nhiều hộ dân khá giả, giàu có.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem