Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Người lính Điện Biên năm xưa được trao nhiệm vụ rất quan trọng chuyển bức thư tuyệt mật đó chính là cụ Nguyễn Công Dinh, nguyên sĩ quan Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam.
Trong hồi ký Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đã nhấn mạnh 26/1/1954 là ngày "thực hiện một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy mình". Đó là chuyển phương châm tác chiến từ "đánh nhanh giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc", cách thời điểm nổ súng tiêu diệt Trần Đình - bí danh của Điện Biên Phủ, chỉ vài giờ.
Từng là trợ lý tác chiến của cơ quan đầu não thuộc Bộ Tổng tham mưu mặt trận Điện Biên Phủ, cụ Nguyễn Công Dinh là một trong số ít người giúp việc, tổng hợp tin tức hàng ngày từ các đơn vị ngoài mặt trận để báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại sở chỉ huy đóng tại Mường Phăng, Điện Biên Phủ. Năm nay đã bước sang tuổi 96 nhưng cụ Nguyễn Công Dinh (sinh năm 1928) vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Cụ là người tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ ngày mở màn đến ngày kết thúc.
Cụ Dinh nhớ lại: Vài ngày trước khi nổ súng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lo lắng và suy nghĩ rất nhiều về lời dặn của Bác Hồ, đó là "Chắc thắng mới đánh". Đêm trước ngày nổ súng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thức trắng và sáng sớm 26/1, Đại tướng đã triệu tập cuộc họp Đảng ủy mặt trận. Kết luận cuộc họp lịch sử và cân não ấy bằng Chỉ thị: Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là "đánh chắc thắng", cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc".
Cụ Dinh cho biết, sau cuộc họp và quyết định phương thức tác chiến hôm đó, cụ được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi lên giao nhiệm vụ. Đại tướng giao cho cán bộ cấp dưới này một bức điện thư và yêu cầu phải mang về gặp Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc để đưa tận tay. Khi giao một nhiệm vụ rất quan, Đại tướng đã ân cần hỏi có khó khăn gì không? Đồng chí Dinh đã ý thức được nhiệm vụ rất quan trọng nên trả lời không có khó khăn gì. Thế là Đại Tướng viết thư gửi Bác Hồ và với yêu cầu đồng chí Dinh đi đến nơi về đến chốn, phải đưa tận tay Bác.
Sau khi nhận mật thư, cụ Dinh được cấp một chiếc xe ô tô để đi về chiến khu Việt Bắc. Sau 2 ngày đêm chạy liên tục xe đã về đến Việt Bắc. Bác Hồ xem thư và đã viết thư hồi đáp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đồng chí Dinh cất bức thư hồi đáp cẩn thận vào cặp da đựng tài liệu (còn gọi xắc cốt) rồi quay lại khu vực Điện Biên Phủ. Cụ chia sẻ thêm, hồi đó sỹ quan tác chiến đều được cấp 1 chiếc cặp da đeo ngang người để đựng tài liệu. Lúc nhận mật lệnh từ Bác Hồ, đồng chí Dinh đã luồn xắc cốt vào thắt lưng của mình vì trên đường từ chiến khu Việt Bắc về Điện Biên Phủ phải đi qua sông Hồng, mà lúc qua sông thường bị máy bay Pháp ném bom. Đồng chí Dinh cột xắc cốt vào thân mình với suy nghĩ nếu không may bị hy sinh thì tài liệu vẫn gắn vào thân không bị văng ra, đồng đội tìm thấy thi thể là tìm thấy tài liệu.
Rất may sau 5 ngày đêm đi liên tục, đồng chí Nguyễn Công Dinh đã hoàn thành nhiệm vụ, mang hồi đáp của Bác Hồ về gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác đã đồng ý với phương châm "đánh chắc tiến chắc" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đến ngày 13/3/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ đã mở màn. Sau 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng, chiều 7/5/1954, quân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.