Người dân tự ý san lấp đất nông nghiệp trong trường hợp nào thì bị phạt tiền?

Việt Sáng Thứ ba, ngày 19/09/2023 08:21 AM (GMT+7)
Theo luật sư, Luật Đất đai 2013 có quy định cấm người dân tự ý san lấp đất nông nghiệp và nêu rõ mức xử phạt.
Bình luận 0

Bạn đọc hỏi về việc tự ý san lấp đất nông nghiệp

Gia đình tôi có hơn 1.000m2 đất nông nghiệp, đất này đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do nhu cầu của gia đình, gia đình tôi đã san lấp phần diện tích đất nông nghiệp này.

Trước khi san lấp, chúng tôi chưa xin phép chính quyền địa phương. Xin hỏi, gia đình tôi có bị phạt bởi hành vi này hay không?

(Bạn đọc Nguyễn Mạnh Đoàn trú tại Cẩm Thủy, Thanh Hóa hỏi).

Luật sư Quách Thành Lực - Đoàn LS TP Hà Nội cho biết, Luật Đất đai 2013 nêu rõ quy định cấm người dân tự ý san lấp đất nông nghiệp và nêu rõ mức xử phạt.

Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng.

Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.

Người dân tự ý san lấp đất nông nghiệp trong trường hợp nào thì bị phạt tiền?

Theo như bạn trình bày, gia đình bạn muốn san lấp phần diện tích đất nông nghiệp. Hành vi san mặt bằng hoặc san lấp mặt bằng có thể hiểu là công việc thi công san phẳng nền đất một công trình xây dựng hay một mặt bằng quy hoạch, từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau.

Xây dựng đường giao thông nông thôn ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Nguyên Vỹ

Theo luật sư, Luật Đất đai 2013 nêu rõ quy định cấm người dân tự ý san lấp đất nông nghiệp và nêu rõ mức xử phạt.

San phẳng là việc đào những chỗ đất cao nhất trong nội tại vùng đất đó vận chuyển đến các vùng thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp đó, nhằm làm phẳng lại bề mặt địa hình vùng đất đó theo chủ định trước của con người.

Thực tế, sau khi thực hiện san lấp đất, những mảnh đất được san lấp sẽ có thể sẽ được tự ý chuyển thành đất phi nông nghiệp như: nhà xưởng, mặt bằng kinh doanh, nhà ở,…

Mà theo khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai 2013, hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

Khi đó, hành vi san lấp đất nông nghiệp của gia đình bạn được hiểu là hành vi thay đổi cấu tạo của đất, thay đổi giá trị, công dụng của đất nên có thể bị coi là hành vi hủy hoại đất, sử dụng đất không đúng mục đích. Và đây cũng là hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Đất đai 2013.

Chính vì vậy, nếu gia đình bạn có hành vi san lấp đất nông nghiệp - hủy hoại đất nông nghiệp thì sẽ bị xử phạt hành chính. Thậm chí, người có hành vi hủy hoại đất còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

“Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Có tổ chức; Phạm tội 2 lần trở lên; Tái phạm nguy hiểm…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem