Huyện Chi Lăng có 8/21 xã, thị trấn trồng được na. Sản vật đặc trưng của vùng xuất hiện từ những năm 1960 khi người miền xuôi lên khai hoang sơn cước chỉ có đá và khí hậu khắc nghiệt. Hàng năm doanh thu mang lại khoảng 300 tỷ đồng.
Để thu hoạch na nguyên vẹn, giữ chất lượng, người dân đã lên từng cây để hái.
Na trên núi đá có trọng lượng lớn, thông thường khoảng 4 quả/kg. Có những quả nặng cả kg.
Cả huyện có 1.500ha diện tích trồng na. Quả na Chi Lăng có vị ngọt thanh, cùi dày vỏ mỏng, thơm mát.
Na trồng hoàn toàn trên núi đá vôi, với khí hậu đặc trưng của vùng nên 1 năm cho thu hoạch 1 vụ.
Sau tết âm lịch người dân bắt tay vào dọn cỏ, bón phân, cắt tỉa, thụ phấn cho hoa để đến tháng 6 thu hoạch.
Gia đình anh Lâm Văn Bằng có gần 500 gốc na, vào thời điểm này mỗi ngày cho thu hoạch 300kg. Na trồng trên núi đá hầu hết có tuổi thọ hàng chục năm. Đặc biệt giống na ở đây trồng bằng hạt nên cây chết ngay lập tức được thay thế bằng cây mới, chỉ sau 1-2 năm là có quả.
Na bán tại vườn thường chỉ 40.000/kg (1kg 4 quả).
Na núi đá Lạng Sơn từ lâu đã được người tiêu dùng ưa chuộng.
Sau khi hái quả, người trồng na gánh từng thúng na đến điểm vận chuyển xuống chân núi.
Hàng ngày người dân phải đi từ 3 giờ sáng lên núi hái na để 8 giờ mang xuống chợ. Dốc núi đá dựng đứng, nhọn hoắt, chông chênh bị những bàn chân gọt phẳng thành lối mòn.
Công việc nặng không nề hà đàn ông, phụ nữ, trẻ nhỏ. Đôi vai gánh gồng hơn 50kg vượt qua nhiều dãy núi cao. Người làm công việc này phải có sức khỏe, cột sống và bàn chân dẻo dai để vượt núi.
Quả na của huyện Chi Lăng từ lâu đã được ưa chuộng, xuất hiện trên bản đồ ẩm thực Việt Nam.
Giá na bán tại vườn trên núi chỉ 40.000 đồng/kg.
Hành trình đưa na xuống núi của người nông dân.
Nhưng khi xuống đến chợ ở mặt đường quốc lộ, giá na đã tăng gấp rưỡi, gấp đôi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.